Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn cà rốt thường xuyên?
Cà rốt chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và các chất hóa học thực vật liên quan đến sức khỏe của mắt và xương, giảm mức cholesterol và giảm nguy cơ ung thư…
Cà rốt cũng có hàm lượng chất béo, calo và natri thấp, khiến chúng trở thành thực phẩm tuyệt vời để bổ sung vào bất kỳ chế độ ăn kiêng nào nhằm giảm cân hoặc duy trì cân nặng.
1. Một số lợi ích của cà rốt
1.1 Cà rốt tốt cho sức khỏe mắt
Cà rốt cung cấp một lượng lớn beta-carotene và các carotenoid khác được biết đến để bảo vệ sức khỏe của mắt. Lutein và zeaxanthin có khả năng lọc ánh sáng bước sóng ngắn và hoạt động như chất chống oxy hóa. Các nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn nhiều lutein và zeaxanthin có liên quan đến nguy cơ thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (AMD) thấp hơn.
1.2 Hỗ trợ sức khỏe xương
Cà rốt chứa kali và vitamin K, là hai chất dinh dưỡng thiết yếu cho sức khỏe xương. Tiêu thụ thực phẩm có kali sẽ bảo vệ mô xương thông qua sự cân bằng axit-bazơ. Vitamin K cũng đã được nghiên cứu về vai trò trong việc bảo vệ sức khỏe xương.

Cà rốt là một loại rau bổ dưỡng, tiện lợi và đa năng…
1.3 Cải thiện sức khỏe tiêu hóa
Cà rốt giàu chất xơ. Chất xơ là phần không tiêu hóa được của thực vật và có nhiều chức năng khác nhau, bao gồm cả việc giữ cho ruột hoạt động bình thường. Chất xơ cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe đường ruột. Chế độ ăn nhiều chất xơ có thể cải thiện sự cân bằng của vi khuẩn trong ruột, có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thu ruột kết.
1.4 Giảm nguy cơ ung thư
Nên ăn cà rốt thường xuyên vì chúng chứa nhiều carotenoid, có tác dụng như chất chống oxy hóa. Một số bằng chứng cho thấy chế độ ăn giàu carotenoid có liên quan đến việc giảm mức độ mắc một số loại ung thư.
1.5 Giảm cholesterol trong máu
Chế độ ăn uống là một yếu tố có thể thay đổi ảnh hưởng đến cholesterol. Cà rốt chứa chất chống oxy hóa và chất xơ, hai thành phần quan trọng của sức khỏe tim mạch. Chất chống oxy hóa như beta-carotene có thể giúp giảm viêm. Chế độ ăn nhiều chất xơ cũng được khuyến nghị như một thay đổi lối sống để hỗ trợ giảm cholesterol.
1.6 Hỗ trợ nỗ lực giảm cân
Tạo ra sự thâm hụt calo bằng cách giảm lượng calo nạp vào, sử dụng nhiều calo hơn mức cơ thể cần, để duy trì cân nặng hiện tại hoặc kết hợp cả hai có thể giúp giảm cân.
Do thành phần dinh dưỡng cao và lượng calo thấp, cà rốt là một sự bổ sung rất tốt cho chế độ giảm cân hoặc duy trì cân nặng. Khi ăn sống, cà rốt có độ giòn, ngọt, có thể làm tăng cảm giác no vì chúng mất nhiều thời gian hơn để tiêu thụ.

Cà rốt là thực phẩm tuyệt vời giảm cholesterol trong máu.
1.7 Giúp kiểm soát bệnh tiểu đường
Cà rốt là một loại rau không chứa tinh bột, có thể được đưa vào chế độ ăn kiêng cho bệnh nhân đái tháo đường. Ngoài ra, cà rốt còn chứa beta-caroten, một số nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa lượng beta-carotene cao và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn.
1.8 Hỗ trợ chức năng miễn dịch
Cà rốt chứa provitamin A (beta-carotene) và vitamin C, hai loại vitamin thiết yếu cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Việc uống nước ép cà rốt tạo ra phản ứng miễn dịch trong thời gian ngắn. Các nhà nghiên cứu cho rằng phản ứng này là do một số hợp chất trong cà rốt.
1.9 Thúc đẩy răng và nướu khỏe mạnh
Một số nghiên cứu cho thấy carotenoid có thể liên quan đến việc ngăn ngừa bệnh nướu răng (viêm nha chu). Điều này có thể là do đặc tính chống viêm của chúng, vì viêm nha chu là một bệnh viêm ảnh hưởng đến nướu răng, tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn.
1.10 Cải thiện sức khỏe làn da
Vitamin C rất quan trọng đối với quá trình tổng hợp collagen, có thể ảnh hưởng đến độ đàn hồi của da. Các sắc tố của cà rốt có thể giúp bạn có làn da sáng khỏe và bảo vệ bạn khỏi tia cực tím (UV) có hại. Tuy nhiên, quá nhiều beta-carotene trong máu có thể dẫn đến tình trạng carotenemia, gây ra tình trạng đổi màu da. Tình trạng này thường vô hại và sẽ biến mất khi giảm lượng hấp thụ cà rốt.
2. Ai nên cẩn thận khi ăn cà rốt?
Dị ứng: Những người bị dị ứng phấn hoa cây bạch dương cũng có thể bị dị ứng với cà rốt. Nước ép cà rốt sống có thể gây ra hội chứng dị ứng đường miệng (OAS) – hay dị ứng phấn hoa-thực phẩm. Tình trạng này gây ra phản ứng nhẹ sau khi ăn một số loại thực phẩm, thường là thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Các triệu chứng bao gồm ngứa quanh môi, miệng và lưỡi.
Rối loạn tiêu hóa: Cà rốt chưa lượng chất xơ lớn. Mặc dù chất xơ rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, một số người mắc chứng rối loạn tiêu hóa có thể gặp khó khăn khi tiêu hóa lượng lớn. Đối với người mới bắt đầu ăn chất xơ, hãy tăng lượng chất xơ từ từ và uống đủ nước để ngăn ngừa tình trạng đầy hơi chướng bụng…
Sự ô nhiễm: Thực phẩm trồng trong đất (như cà rốt) có thể bị ô nhiễm từ các phương pháp canh tác và môi trường. Ô nhiễm có thể bao gồm kim loại nặng, vi nhựa (từ đất và bao bì)… Tuy nhiên, có những quy định về lượng được coi là an toàn cho con người tiêu thụ.
Các loại rau củ như cà rốt, thường được rửa sạch, gọt vỏ, chần qua hoặc luộc trước khi ăn hoặc chế biến, thường chứa hàm lượng dư lượng thuốc trừ sâu thấp hơn.
5 loại củ có thể giúp bạn 'trẻ mãi không già'