Chế độ ăn uống đủ chất và cân đối là nền tảng để phát triển khỏe mạnh

Dinh dưỡng là nền tảng của sức khỏe; tham gia vào hầu hết các hoạt động bên trong cơ thể như xây dựng tế bào, mô, hoạt động hô hấp, chuyển hóa, bài tiết của tế bào; giúp tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng để ngăn chặn những tác nhân gây bệnh, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.

Vi chất dinh dưỡng là các vitamin, khoáng chất mà cơ thể cần một lượng nhỏ để duy trì sự sống, khác với các đại dưỡng chất như nước, carbohydrate, protein và chất béo, phải cần một lượng lớn. Vi chất dinh dưỡng là thành phần của các cấu trúc cơ thể, các enzymes, coenzymes, hormone để kiểm soát các phản ứng hóa học trong cơ thể; nhu cầu cần thiết thường

Đi khám dinh dưỡng định kỳ giúp nhận biết và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến dinh dưỡng. Ảnh: HOÀNG PHÚC

Đi khám dinh dưỡng định kỳ giúp nhận biết và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến dinh dưỡng. Ảnh: HOÀNG PHÚC

Theo đó, vi chất dinh dưỡng bao gồm các vitamin tan trong nước (B, C); vitamin tan trong dầu (A, D, E, K) và các chất khoáng như kẽm, sắt, I-ốt… Chúng là nền tảng của sức khỏe; tham gia vào hầu hết các hoạt động bên trong cơ thể như xây dựng tế bào, mô; hoạt động hô hấp, chuyển hóa, bài tiết của tế bào; giúp tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng để ngăn chặn những tác nhân gây bệnh, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Vi chất dinh dưỡng còn góp phần chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể và phục hồi các tế bào, mô bị tổn thương; tạo các hormone, tham gia quá trình chuyển hóa, bài tiết… Vi chất dinh dưỡng còn có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ em, đặc biệt là chiều cao. Trẻ em được cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng thì mới khỏe mạnh, phát triển chiều cao và trí tuệ tốt.

Tóm lại, vi chất dinh dưỡng đóng vai trò như "công cụ xây dựng" giúp cơ thể phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. Việc thiếu hụt bất kỳ vi chất nào cũng đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Do đó, chế độ ăn uống đủ chất và cân đối là nền tảng để phát triển khỏe mạnh.

Tuy nhiên, ở một số trường hợp thiếu hụt vi chất dinh dưỡng thì cần đi khám dinh dưỡng. Đó là trường hợp người suy dinh dưỡng, người thừa cân - béo phì, phụ nữ chuẩn bị mang thai, phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ nhỏ trong 1.000 ngày đầu đời, trẻ dưới 6 tuổi và trẻ trong giai đoạn dậy thì, người có các bệnh không lây như đái tháo đường, rối loạn lipid máu, gout, suy thận mạn… Các vấn đề này được can thiệp y tế, điều trị dinh dưỡng theo phác đồ, cũng như thực hiện việc bổ sung các khoáng chất, vi chất, vitamin, acid amin, potein, lipid, glucid… mà người bệnh thiếu hụt.

Trong thực tế, có những người bệnh không bị suy dinh dưỡng, không bị thiếu hụt các chất mà vẫn rất cần chế độ dinh dưỡng phù hợp bệnh lý. Khi người bệnh nhập viện, nhân viên y tế sẽ phân loại, đánh giá bằng công cụ sàng lọc. Bệnh nhân nào có nguy cơ suy dinh dưỡng, cần can thiệp dinh dưỡng thì bác sĩ điều trị, điều dưỡng và cử nhân dinh dưỡng sẽ hội chẩn đưa ra các quyết định can thiệp dinh dưỡng cho người bệnh.

Trong trường hợp người bệnh bị bỏng, loét không thể ăn qua thực quản, người bệnh được mở ống thông dạ dày qua da để nuôi ăn qua ống thông. Từ việc ăn thức ăn gì, hàm lượng dinh dưỡng ra sao, cách thức cho ăn bằng đường nào, qua sonde dạ dày hay kết hợp cả qua sonde dạ dày với dinh dưỡng đường tĩnh mạch và một số biện pháp khác sẽ được thực hiện. Tiếp đến, khi thực hiện can thiệp dinh dưỡng thì điều dưỡng viên chăm sóc người bệnh là người trực tiếp thực hiện và tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ can thiệp dinh dưỡng.

Để phòng, chống các bệnh về dinh dưỡng, mọi người cần ăn đủ, ăn đa dạng và phối hợp nhiều loại thực phẩm đảm bảo đủ 4 nhóm chất: đạm, béo, vitamin và khoáng chất; lựa chọn và sử dụng thực phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, mọi người cần bổ sung sắt và acid folic cho phụ nữ mang thai, cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh; nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn. Đồng thời, trẻ sơ sinh cần được tiêm vitamin K, cho uống vitamin D ở trẻ em, uống bổ sung vitamin A; sử dụng các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng sẵn có ở địa phương cho bữa ăn bổ sung hằng ngày của trẻ; thêm mỡ hoặc dầu ăn để tăng cường hấp thu vitamin A, vitamin D. Trẻ từ 24 - 59 tháng tuổi cần được uống thuốc tẩy giun 2 lần/năm. Song song đó, chúng ta cần thực hiện vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường để phòng, chống nhiễm giun, sán; bổ sung các vi chất và bổ sung đủ I-ốt vào thực phẩm; tăng lượng tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc thực vật, sử dụng đạm từ nguồn gốc thực vật, các loại rau xanh, trái cây...

Ngoài ra, chúng ta nên ăn thịt, cá, tôm, cua 2 - 3 lần/tuần, thịt đỏ 1 - 2 lần/tuần; ăn phối hợp dầu thực vật và dầu động vật hợp lý; duy trì lối sinh hoạt khoa học, tích cực luyện tập thể dục, duy trì cân nặng hợp lý, hạn chế bia rượu, nước có ga, nước ngọt, nói không với thuốc lá; uống đủ nước so với nhu cầu cơ thể; đi khám dinh dưỡng định kỳ để biết và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến dinh dưỡng.

Bác sĩ Huỳnh Lâm Thanh Thảo

Nguồn Sóc Trăng: https://baosoctrang.org.vn/suc-khoe-va-doi-song/202412/che-do-an-uong-du-chat-va-can-doi-la-nen-tang-de-phat-trien-khoe-manh-c780204/
Zalo