Cha mẹ làm được 8 điều này khi con bị điểm kém sẽ giúp trẻ tìm lại được sự tự tin và khả năng học tập

Mọi đứa trẻ đều có thể nhận được điểm kém. Đối với những đứa trẻ thường xuyên gặp tình trạng này, chúng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Thay vì chỉ trích, cha mẹ nên giúp con vượt qua giai đoạn này, xây dựng lại sự tự tin và tìm ra cách học hiệu quả hơn, theo Tutor Doctor.

1. Giữ bình tĩnh

Theo các chuyên gia giáo dục, việc phụ huynh la mắng, chì chiết trẻ vì bị điểm kém sẽ không thúc đẩy các em tiến bộ.

Ngược lại, nó khiến trẻ vừa áp lực vì điểm số, vừa căng thẳng khi phải chia sẻ tiến độ học tập với gia đình.

Nếu bạn cảm thấy không thể giữ bình tĩnh khi con nhận điểm kém, hãy tạm dừng cuộc nói chuyện, suy nghĩ một mình hoặc làm một việc khác như dọn nhà, nấu ăn.

Khi trì hoãn cuộc trò chuyện, bạn sẽ lấy lại bình tĩnh để suy xét vấn đề, tránh việc nói những lời tiêu cực ảnh hưởng đến trẻ.

Thay vì giận dữ, trách mắng hay so sánh con với những đứa trẻ khác, cha mẹ hãy giúp trẻ vượt qua nỗi ám ảnh về điểm số. Ảnh minh họa

Thay vì giận dữ, trách mắng hay so sánh con với những đứa trẻ khác, cha mẹ hãy giúp trẻ vượt qua nỗi ám ảnh về điểm số. Ảnh minh họa

2. Trò chuyện cùng con

Với nhiều trẻ, trường học và điểm số không phải ưu tiên hàng đầu. Một số em có thể đang đối mặt với sự căng thẳng hoặc áp lực bài vở, dẫn đến việc không thể phát huy khả năng học tập.

Vì thế, nếu con bị điểm kém hoặc không thể vượt qua kỳ thi, bạn hãy lắng nghe con nói thay vì chỉ trích hoặc so sánh con với những đứa trẻ khác.

Cách tiếp cận nhẹ nhàng của cha mẹ sẽ giúp đứa trẻ không bị ám ảnh điểm số hoặc sợ hãi khi nói về các kỳ thi. Điều này cũng giúp trẻ an tâm, tập trung học tập tốt hơn.

3. Nhắc nhở con rằng điểm kém không phải là tất cả

Đầu tiên, cha mẹ cần trấn an trẻ rằng không ai là hoàn hảo và điểm kém không làm chúng trở thành kẻ thất bại.

Điểm số chỉ là một thước đo thành công và một số người thành công theo cách khác. Cùng với đó, cha mẹ hãy cố gắng công nhận những điều con làm tốt và khen ngợi chúng.

Chuyển hướng cuộc trò chuyện sang lĩnh vực mà trẻ làm tốt sẽ giúp con tập trung vào những mặt tích cực, tiến bộ học tập thay vì ám ảnh tiêu cực.

4. Xác định vấn đề

Khi đã lấy lại bình tĩnh, phụ huynh hãy ngồi xuống và cùng trẻ thảo luận vấn đề học tập.

Bằng thái độ thoải mái, cởi mở, bạn hãy khuyến khích con chia sẻ những lý do dẫn đến việc học tập kém hiệu quả.

Có rất nhiều vấn đề dẫn đến việc trẻ bị điểm ké. Lớp học quá khó có thể là lý do vì đôi khi trẻ được xếp vào lớp hoặc nhóm học tập có trình độ cao hơn nên không thể theo kịp bạn bè.

Trẻ không làm bài tập về nhà cũng có thể khiến việc học giảm sút do không thực hiện hoạt động ôn luyện.

Trẻ nghỉ học quá nhiều nên không thể theo kịp bài giảng trên lớp. Hoặc trẻ có gặp phải vấn đề tâm lý như căng thẳng khi phải làm bài kiểm tra, áp lực ganh đua trong học tập dẫn đến tình trạng thiếu tỉnh táo khi làm bài.

Khi đã lấy lại bình tĩnh, phụ huynh hãy ngồi xuống và cùng trẻ thảo luận vấn đề học tập. Ảnh minh họa

Khi đã lấy lại bình tĩnh, phụ huynh hãy ngồi xuống và cùng trẻ thảo luận vấn đề học tập. Ảnh minh họa

5. Tạo động lực cho con

Không ai muốn làm điều mà bản thân không thích và dù có cố gắng làm, nhưng với một cách không tự nguyện, thì cũng không thể nào đạt kết quả tốt.

Việc ép buộc con học để đạt điểm cao hơn sẽ không có tác dụng. Giúp con có động lực học tập chính là giải pháp tốt nhất.

Khi trẻ có động cơ học tập, điểm số chắc chắn sẽ được cải thiện.

6. Công nhận sự nỗ lực hơn là kết quả

Điểm kém có thể khiến trẻ em thất vọng, suy sụp tinh thần.

Lúc này, cha mẹ hãy cho trẻ thấy rằng bạn thực sự tôn trọng cố gắng của trẻ trong suốt quá trình, ngay cả khi kết quả không như mong đợi.

Bạn có thể nói với trẻ rằng chúng đã làm tốt và hãy nghĩ đến một số chiến lược khác để thử lần sau. Bằng cách này, thay vì nản lòng, trẻ sẽ lấy lại sự tự tin và cải thiện theo cách tích cực.

7. Nói chuyện với giáo viên

Hầu hết trẻ em đều không muốn bố mẹ trò chuyện với giáo viên, nhưng việc thảo luận vấn đề học tập cùng giáo viên là cần thiết.

Sau khi xác định được vấn đề, bạn có thể nghĩ ra nhiều biện pháp giải quyết, nhưng vẫn nên tham khảo ý kiến của thầy cô, những người trực tiếp theo dõi tiến trình học tập của trẻ.

Bạn có thể hỏi giáo viên rằng trẻ nên làm gì hoặc cải thiện điều gì để việc học tiến bộ.

Ngoài ra, khi trò chuyện với giáo viên, phụ huynh có thể phát hiện những vấn đề diễn ra trong lớp có tác động đến việc học của trẻ.

Ví dụ các em chơi cùng nhóm bạn lười học, thường xuyên mất tập trung khi ngồi học. Từ đó, hai bên có thể thảo luận biện pháp để giúp trẻ thay đổi.

Hầu hết trẻ em đều không muốn bố mẹ trò chuyện với giáo viên, nhưng việc thảo luận vấn đề học tập cùng giáo viên là cần thiết. Ảnh minh họa

Hầu hết trẻ em đều không muốn bố mẹ trò chuyện với giáo viên, nhưng việc thảo luận vấn đề học tập cùng giáo viên là cần thiết. Ảnh minh họa

8. Tìm thêm sự trợ giúp cho trẻ

Có nhiều cách để hỗ trợ trẻ cải thiện thành tích học tập, và một trong những phương pháp hiệu quả là tìm đến sự giúp đỡ từ bên ngoài, ví dụ như gia sư.

Gia sư có thể điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp với từng cá nhân, giúp trẻ hiểu bài nhanh hơn và nắm vững kiến thức tốt hơn.

Ngoài cha mẹ và giáo viên, trẻ cũng nhận thêm sự động viên và khích lệ thường xuyên, giúp con tự tin hơn vào khả năng của mình.

Tường Vy (t/h)

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/cha-me-lam-duoc-8-dieu-nay-khi-con-bi-diem-kem-se-giup-tre-tim-lai-duoc-su-tu-tin-va-kha-nang-hoc-tap-172250117152725424.htm
Zalo