Cẩn thận bệnh nghiêm trọng khi bị đau đầu kéo dài nhiều ngày
Đau đầu kéo dài nhiều ngày có thể cảnh báo nhiều tình trạng sức khỏe. Phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra đau đầu kéo dài là bệnh gì mà cách chữa trị sẽ có khác biệt nhất định.
Đau đầu không phải là tình trạng sức khỏe hiếm gặp. Tuy nhiên nếu đau nhức đầu xảy ra thường xuyên thì việc xác định nguyên nhân gây đau đầu kéo dài là bệnh gì rất quan trọng để có thể khắc phục, giảm nhẹ đau đầu cũng như ngăn ngừa các cơn đau đầu kéo dài trong tương lai.
1. Đau đầu kéo dài khi nào cần khám bác sĩ?
Trước khi trả lời câu hỏi đau đầu kéo dài có nguy hiểm không hay đau đầu kéo dài là bệnh gì thì theo Healthline nếu bị đau đầu dài hơn một ngày, hãy nhanh chóng tìm kiếm các trợ giúp y tế từ bác sĩ khi cơn đau đầu kèm theo các triệu chứng dưới đây:
- Một cơn đau đầu đột ngột và dữ dội kéo dài khoảng vài giây.
- Đau nửa đầu kéo dài nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần.
- Xuất hiện các triệu chứng mới chưa từng trải qua trước đây cùng với cơn đau đầu như lú lẫn, mất hoặc thay đổi thị lực, mệt mỏi, sốt, gặp khó khăn trong việc di chuyển hay giữ thăng bằng cơ thể.
- Triệu chứng bệnh thận, tim hoặc gan kèm theo đau đầu.
- Bị đau đầu dữ dội kéo dài khi mang thai, đây có thể là dấu hiệu tiền sản giật rất nguy hiểm tới tính mạng của mẹ và thai nhi.
- Mắc HIV hoặc rối loạn miễn dịch khác cùng cơn đau đầu.
- Bị đau đầu kèm theo sốt, cứng cổ.
2. Nguyên nhân gây đau đầu kéo dài là bệnh gì?
Như đã nói, có nhiều nguyên nhân gây đau đầu kéo dài là bệnh gì, các nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:
- Đau đầu hồi ứng (Rebound headaches): Là tình trạng đau đầu xảy ra do lạm dụng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) thông thường, thuốc giảm đau có chứa thành phần caffeine hay thuốc điều trị đau nửa đầu, thuốc giảm đau nhóm opioid để giảm đau đầu trong thời gian dài, liên tục và nhất là dùng vượt mức liều lượng thuốc được khuyến cáo hàng ngày.
Điều này khiến người bệnh cảm thấy đau nhức đầu giữa các liều thuốc giảm đau, khi mà thuốc hết tác dụng. Tuy mỗi cơn đau đầu không kéo dài nhưng có thể tái phát trong ngày hoặc lâu hơn. Ngoài đau đầu thì triệu chứng đau đầu hồi ứng có thể gặp khác như buồn nôn, bồn chồn, cáu kỉnh, khó tập trung và gặp vấn đề với việc ghi nhớ.
- Đau nửa đầu: Đau đầu kéo dài là bệnh gì? Đau nửa đầu là một dạng đau đầu nghiêm trọng, có thể kéo dài trong nhiều ngày, thậm chí là nhiều tuần. Ban đầu người bệnh có thể chỉ cảm thấy mệt mỏi khoảng 1 - 2 ngày, sau đó cơn đau nửa đầu mới xuất hiện, kèm theo các triệu chứng đau nửa đầu khác như hoa mắt, thay đổi thực lực, nhìn thấy các đốm sáng nhấp nháy.
Cơn đau đầu do đau nửa đầu có thể gây đau nhói ở một hoặc cả hai bên đầu, kèm theo đó là cơn đau nhức phía sau mắt, buồn nôn và nôn mửa, nhạy cảm hơn với ánh sáng và âm thanh, nhạy cảm hơn với mùi. Sau khi cơn đau nửa đầu thuyên giảm, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức giống như cảm giác khi say rượu.
- Đau đầu do căng thẳng hoặc rối loạn tâm trạng (rối loạn khí sắc): Đây cũng có thể là nguyên nhân gây ra đau đầu kéo dài là bệnh gì với những cơn đau nhức đầu kéo dài nhiều hơn một ngày. Việc giảm và kiểm soát các yếu tố gây lo lắng, căng thẳng hay rối loạn cảm xúc bằng thuốc, tâm lý trị liệu,... sẽ giúp giảm nhẹ tình trạng đau đầu.
- Đau đầu Cervicogenic: Là dạng đau đầu không xuất phát trực tiếp từ đầu mà bắt đầu từ cổ và lan từ phía sau đầu ra trước, nên đôi khi còn được gọi là đau nửa sau đầu. Cơn đau đầu cervicogenic thường liên quan tới các tình trạng cột sống như viêm khớp cột sống trên, dây thần kinh bị chèn ép hoặc chấn thương, nhiễm trùng, khối u,... Đôi khi tư thế ngủ hoặc tư thế sai không cải thiện trong thời gian dài cũng có thể gây ra cơn đau đầu cervicogenic.
Nếu như nguyên nhân cơ bản ở cổ không được điều trị thì cơn đau đầu này sẽ không biến mất.
- Chấn thương vùng đầu: Chấn thương ở não hoặc vùng đầu cũng có thể là nguyên nhân gây đau đầu kéo dài. Đối với chấn thương sọ não nhẹ có thể dẫn tới hội chứng sau sang chấn kéo dài trong nhiều tháng thậm chí lên tới một năm với các triệu chứng như đau đầu tái phát hoặc đau đầu kéo dài, mệt mỏi, chóng mặt, cáu kỉnh, khó tập trung, trí nhớ ngắn hạn kém, tâm trạng lo lắng, ù tai, khó ngủ, nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng, suy giảm thị lực, rối loạn khứu giác và vị giác.
- Đau đầu kéo dài sau đột quỵ: Theo Medical News Today, khoảng 23% người sau đột quỵ gặp phải các cơn đau đầu dai dẳng ở mắt hoặc bên vùng não xảy ra đột quỵ. Cơn đau đầu sau đột quỵ có thể kéo dài tới 3 tháng sau khi hồi phục.
3. Điều trị và phòng ngừa đau đầu kéo dài
Có nhiều phương pháp chữa đau đầu khác nhau, bao gồm chữa đau đầu tại nhà và can thiệp y tế. Tùy từng nguyên nhân gây đau đầu kéo dài do đâu mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Điều quan trọng là chú ý tới các triệu chứng bệnh bất thường kèm theo cơn đau đầu kéo dài để nhanh chóng thăm khám bác sĩ chẳng hạn như dấu hiệu đột quỵ, thời gian đau đầu kéo dài hơn một ngày.
Tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng đau đầu kéo dài là bệnh gì bằng cách kiểm tra thăm khám, các chẩn đoán hình ảnh như chụp CT, chụp MRI,... xét nghiệm máu nếu cần thiết. Khi bị đau đầu kéo dài, người bệnh không nên lạm dụng thuốc giảm đau không kê đơn hoặc tự ý tăng liều thuốc, điều này sẽ gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí gây khó khăn cho việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau đầu.
Để phòng ngừa đau đầu kéo dài, hãy thực hành lối sống lành mạnh bao gồm: Uống đủ nước, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc, bỏ thuốc lá, tránh các tác nhân gây hại từ môi trường, kiểm soát căng thẳng, tìm kiếm sự hỗ trợ về hormone nếu đang ở giai đoạn mãn kinh hoặc tiền mãn kinh bởi thiếu hụt hormone cũng có thể là nguyên nhân gây ra đau đầu kéo dài.
Nguồn: Healthline, Medical News Today