Cận cảnh 1 ngày bắt ong khoái
Để lấy được mật ong khoái, thợ bắt ong khoái phải leo lên cây cao hàng chục mét chỉ với một ngọn đuốc trong tay.
Video: Cận cảnh bắt ong khoái lấy mật
Sau Tết Nguyên đán, Tây Nguyên bước vào mùa nắng, các cánh rừng ven nương, rẫy của người dân ở các huyện phía Nam tỉnh Lâm Đồng như Bảo Lâm, Bảo Lộc, Đạ Hoai… bắt đầu rộn ràng mùa ong khoái làm tổ và cho mật.

Một góc rừng ở xã Quốc Oai, huyện Đạ Hoai.
Loài ong này thường chọn những cây cổ thụ cao vút để xây tổ. Mỗi ngày, ong thợ bay hàng chục km để thu phấn hoa mang về tích mật. Những ngày nắng gắt cũng là thời điểm chất lượng mật đạt độ đậm đặc và thơm ngon nhất trong năm.
Cuối tháng 4, chúng tôi theo chân anh Chu Văn Cường (42 tuổi, ngụ xã Quốc Oai, huyện Đạ Hoai, tỉnh Lâm Đồng) vào rừng săn mật ong khoái.

Anh Chu Văn Cường có thâm niên khoảng 25 năm bắt ong khoái lấy mật.
Để tiếp cận được tổ ong, người thợ phải trèo lên những cây cao hàng chục mét, chỉ mang theo một ngọn đuốc để xua đuổi đàn ong đang bảo vệ tổ.

Nghề lấy mật ong khoái không chỉ cần kỹ năng, kinh nghiệm mà còn đòi hỏi sự gan dạ. Mỗi mùa mật là một hành trình sinh tử giữa thiên nhiên rừng núi hoang dã.

Anh Cường vót mây để bó đuốc.

Nhóm lửa để sấy đuốc cho dễ cháy khi châm lửa.

Chẻ đuốc.

Bó lá xanh bên ngoài bó đuốc để tạo khói khi đốt đuốc để xua đuổi ong.

Leo lên để tiếp cận tổ ong.

Anh Cường chỉ cắt lấy phần có mật, giữ lại phần tổ và ong chúa để tiếp tục tái tạo tổ ong.



Tổ ong này anh Cường lấy được khoảng 5 lít mật.

Anh Cường bán mỗi lít mật ong khoái tại chỗ là 800 nghìn.

Mật ong khoái có chất lượng cao hơn nhiều so với các loại mật ong thông thường do ong thợ bay xa hàng chục km để tìm phấn hoa.