Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Gỡ các nút thắt để giải phóng ngay nguồn lực cho phát triển

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, thể chế được xác định là 'đột phá của đột phá', nhằm giải phóng mọi nguồn lực, nhất là nguồn lực đang bị tồn đọng

Trao đổi với phóng viên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh nước ta bước vào năm 2025 trong tâm thế mới, bản lĩnh, tự tin cùng khí thế quyết tâm cải cách, đổi mới, đột phá trong cả hệ thống chính trị, hướng tới đạt kết quả cao nhất Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, chào mừng Đại hội XIV của Đảng và chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Phóng viên: Việt Nam đã vượtqua nhiều nhiều khó khăn, thách thứctrong năm 2024 để đạt mức tăng trưởng GDP 7,09%. Bộ trưởng đánh giá thế nào về kết quả ấn tượng này và những đóng góp của Bộ KH-ĐT trong kết quả chung đó?

Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng: Bộ KH-ĐT đã tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống của Bộ và của ngành, khẳng định và phát huy vai trò là cơ quan tổng hợp, tham mưu chiến lược về kinh tế - xã hội và nguồn lực cho tăng trưởng và phát triển.

Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng

Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng

Qua đó, góp phần không nhỏ vào các thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong nhiều năm qua, nhất là trong năm 2024, thể hiện ở một số điểm nổi bật. Trước hết, nền kinh tế đã lấy lại được đà tăng trưởng như trước dịch COVID-19, phục hồi nhanh sau thiên tai, bão lũ… và biến động vĩ mô toàn cầu. Tăng trưởng kinh tế năm 2024 đạt 7,09%, cao hơn mục tiêu đề ra (6 - 6,5%).

Cùng với đó, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định chính trị, xã hội, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. Đây là thành tựu quan trọng của Việt Nam trong thời gian qua, nhất là trong bối cảnh nhiều quốc gia, khu vực phải trải qua biến động lớn, bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội. Các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế tiếp tục ghi nhận, đánh giá cao về triển vọng tăng trưởng, môi trường đầu tư kinh doanh của nước ta, cam kết đầu tư và gắn bó lâu dài với sự phát triển của Việt Nam.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường… tiếp tục được quan tâm, chú trọng; đời sống người dân tiếp tục được cải thiện. Hoàn thành toàn bộ các chỉ tiêu chủ yếu Quốc hội đề ra. Thu hút đầu tư, đổi mới sáng tạo, phát triển các ngành, lĩnh vực mới như chíp, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo… đạt nhiều kết quả nổi bật.

Năm 2024, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của nước ta xếp thứ 56, tăng 2 bậc so với năm 2023; Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu xếp thứ 44, tăng 4 bậc. Đặc biệt, Chính phủ và NVIDIA đã ký kết mở Trung tâm nghiên cứu và phát triển, Trung tâm Dữ liệu trí tuệ nhân tạo (AI). Đây là bước ngoặt lịch sử, giúp nước ta ghi dấu ấn trên bản đồ bán dẫn thế giới, trở thành một trung tâm nghiên cứu và phát triển AI hàng đầu Châu Á và chủ động tham gia tái cấu trúc sản xuất toàn cầu.

Công tác đối ngoại, ngoại giao kinh tế, nhất là ngoại giao về công nghệ, có những bước tiến đột phá, mở ra các cơ hội hợp tác, hướng phát triển mới cho đất nước. Các hoạt động đối thoại kinh tế với các nước đối tác, các doanh nghiệp công nghệ lớn toàn cầu… tiếp tục được đẩy mạnh.

- Năm 2025, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng đạt 8%. Trongbối cảnh hiện nay, đâulà động lực để chúng ta thực hiện mục tiêu đó, thưa Bộ trưởng?

+ Nước ta bước vào năm 2025 trong tâm thế mới, bản lĩnh, tự tin cùng khí thế quyết tâm cải cách, đổi mới, đột phá trong cả hệ thống chính trị, hướng tới đạt kết quả cao nhất Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, chào mừng Đại hội XIV của Đảng và chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Năm 2025, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng đạt 8%

Năm 2025, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng đạt 8%

Trong bối cảnh đó, mặc dù tình hình thế giới dự báo tiếp tục rất khó khăn, thách thức, Chính phủ quyết tâm yêu cầu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, cao hơn mục tiêu Quốc hội đã quyết nghị (6,5 - 7%, phấn đấu 7 - 7,5%). Đây là mức tăng trưởng cao, nhiều thách thức, nhưng có thể đạt được và cần quyết tâm đạt được để tạo đà tăng trưởng bứt phá cho kỷ nguyên phát triển mới.

Tôi xin nhấn mạnh một số động lực chủ yếu như sự đoàn kết, tinh thần đột phá, đổi mới của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương và ủng hộ của bạn bè quốc tế.

Bên cạnh đó, những thành tựu phát triển năm 2024 được tiếp nối, thúc đẩy mạnh mẽ hơn trong năm 2025. Các ngành, các địa phương động lực phải phấn đấu tăng trưởng bứt phá, cao hơn năm 2025. Trong đó, Hà Nội, TP HCM phải phấn đấu tăng trưởng 8 - 10% để phát huy vai trò đầu tàu hơn nữa.

Chúng ta cũng đang có nhiều thuận lợi để tiếp tục đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược; trong đó, thể chế được xác định là "đột phá của đột phá" để tập trung tháo gỡ, hoàn thiện, nhằm giải phóng mọi nguồn lực, nhất là nguồn lực đang bị tồn đọng cho phát triển.

Năm 2025 là năm có nhiều thuận lợi trong giải ngân vốn đầu tư công. Các dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư, bước vào giai đoạn nước rút hoàn thành. Do đó, sẽ đóng góp ngay cho tăng trưởng và mở ra không gian phát triển mới cho các vùng, các địa phương. Sự ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội và triển vọng tăng trưởng, phát triển của nước ta.

Các doanh nghiệp trong và ngoài nước cam kết đầu tư, gắn bó lâu dài, đồng hành cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành, lĩnh vực mới, các mô hình kinh tế mới, động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, khu thương mại tự do, trung tâm tài chính quốc tế và khu vực.

- Mức tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 6,5 - 7% và phấn đấu khoảng 7-7,5% là khả thi, song Chính phủ đặt mục tiêu cao hơn, ở mức 8%, được đánh giá là rất thách thức. Vậy, đâu nhữnggiải pháptrọng tâm nào cần ưu tiên, thưa Bộ trưởng?

+ Mục tiêu tăng trưởng từ 8% trở lên là rất thách thức, cao hơn mục tiêu Quốc hội đề ra tại kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Điều này thể hiện rõ quyết tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác chỉ đạo, điều hành.

Để đạt được mục tiêu trên, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó phải tiếp tục rà soát quy định của các luật liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh có nội dung cần sửa đổi, bổ sung để tháo gỡ vướng mắc, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, khơi thông nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Chính phủ tiếp tục thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2025

Chính phủ tiếp tục thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2025

Lưu ý tập trung tháo gỡ các nút thắt, điểm nghẽn tồn tại từ lâu chưa được giải quyết để giải phóng ngay nguồn lực bị tồn đọng, tránh lãng phí, từ đó đóng góp đáng kể cho tăng trưởng, sản xuất kinh doanh, thu ngân sách Nhà nước, tạo việc làm.

Cùng với đó, nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ và khuyến khích đầu tư vượt trội, bao gồm các chính sách đột phá về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Qua đó, tạo đột phá mạnh mẽ về môi trường đầu tư, tạo không gian phát triển mới và hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động thích ứng với các biến động trong tương lai, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, đón đầu các xu hướng kinh doanh mới.

Tôi cho rằng cần chú trọng phát triển mạnh lực lượng doanh nghiệp nội địa, doanh nghiệp dân tộc, nhất là các tập đoàn kinh tế có tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế, dẫn dắt cho tăng trưởng của các ngành, lĩnh vực.

Đồng thời, tổng kết, đánh giá việc thí điểm các chính sách đặc thù về quản lý tài chính, ngân sách nhà nước, quy hoạch, đầu tư, đất đai, môi trường tại các địa phương để có cơ sở xây dựng, hoàn thiện chính sách thu hút nguồn lực đầu tư phát triển trên phạm vi cả nước….

Cần nghiên cứu xây dựng chính sách phát triển vùng liên quan đến đầu tư hạ tầng giao thông kết nối, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển các khu kinh tế, cảng biển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm khai thác tốt nhất những tiềm năng phát triển vùng, các hành lang, vành đai kinh tế.

Trong bối cảnh hiện nay, cần thiết phải nghiên cứu các mô hình kinh tế mới, các ngành, lĩnh vực mới, tạo động lực tăng trưởng mới; đi tắt đón đầu cùng xu thế phát triển của thế giới.

Trước mắt, triển khai hiệu quả các đề án trung tâm tài chính quốc tế, khu vực, các khu thương mại tự do tại một số địa phương, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn...

Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền trong các lĩnh vực xây dựng, đất đai, môi trường… cho các cơ quan, tổ chức phù hợp theo phương châm địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm nhằm tăng tính chủ động, tự chịu trách nhiệm cho các địa phương, qua đó góp phần đẩy nhanh thủ tục thực hiện dự án. Một giải pháp quan trọng khác là cải cách thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp

- Hàng năm, Chính phủ đều ban hành Nghị quyết 01 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và Nghị quyết 02 về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Năm 2025, hai Nghị quyết này có những điểm mới nào để phù hợp với bối cảnh cũng như mục tiêu đặt ra cao hơn trong năm, thưa Bộ trưởng?

+ Nghị quyết số 01 và 02 của Chính phủ là văn bản được ban hành hàng năm, mang tính định hướng để Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương, địa phương tổ chức triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đã được đề ra tại các kết luận, Nghị quyết của Đảng, Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh Nghị quyết số 01, 02 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, về đích của Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025

Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh Nghị quyết số 01, 02 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, về đích của Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025, các Nghị quyết này được xây dựng trong bối cảnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, về đích của Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Đồng thời cũng là thời điểm "bước ngoặt" để nước ta chuẩn bị, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.

Các Nghị quyết đã nhấn mạnh yêu cầu của Chính phủ đối với các cấp, các ngành, các địa phương phải quyết tâm cao, phấn đấu tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt ít nhất 8% và phấn đấu hai con số trong điều kiện thuận lợi hơn; chỉ tiêu tăng trưởng GRDP của các địa phương năm 2025 tối thiểu ở mức 8 - 10%, nhất là TP Hà Nội, TP HCM.

Các địa phương tiềm năng, thành phố lớn là đầu tàu, cực tăng trưởng cần phấn đấu mức tăng trưởng cao hơn bình quân chung cả nước để phát huy vai trò mạnh mẽ hơn nữa trong năm 2025.

Chính phủ cũng đã giao các bộ, ngành, địa phương rà soát, xây dựng, đề xuất chỉ tiêu tăng trưởng GRDP, thu ngân sách nhà nước năm 2025 để theo dõi, đánh giá định kỳ. Đây là điểm rất mới so với các Nghị quyết 01 hàng năm,bám sát chủ trương, định hướng của Trung ương, Bộ Chính trị và Tổng Bí thư về "khoán tăng trưởng" gắn với phân cấp, phân quyền cho địa phương.

Một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm được nêu trong Nghị quyết 01:

Thứ nhất, xác định định đột phá về thể chế là "đột phá của đột phá", phải đi sớm, đi trước mở đường cho đột phá phát triển; đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, từ đó khơi thông các điểm nghẽn, giải phóng mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển đất nước.

Thứ hai, tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu); đồng thời tạo đột phá thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, lực lượng sản xuất mới, tiên tiến. Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại TP HCM, TP Đà Nẵng; các khu thương mại tự do tại một số thành phố trọng điểm.

Thứ ba, xây dựng các chính sách tạo đột phá huy động các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng kéo dài trong các lĩnh vực ở các địa phương, trong đó có các dự án công nghiệp, xây dựng, bất động sản, không để lãng phí nguồn lực.

Thứ tư, đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược; nghiên cứu khai thác không gian vũ trụ, không gian biển, không gian ngầm. Phấn đấu hết năm 2025 hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc và trên 1.000 km đường bộ ven biển; cơ bản hoàn thành sân bay Long Thành, mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Nội Bài. Khởi công đường sắt kết nối với Trung Quốc, tiếp tục các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP HCM; hoàn thiện việc xây dựng các dự án khả thi đường sắt Bắc - Nam, nhà máy hạt nhân Ninh Thuận…

Minh Chiến

Nguồn NLĐ: https://nld.com.vn/bo-truong-nguyen-chi-dung-go-cac-nut-that-de-giai-phong-ngay-nguon-luc-cho-phat-trien-196250124212149672.htm
Zalo