Bình Dương đặt mục tiêu tự chủ nguyên phụ liệu hướng đến công nghiệp bền vững

Tỉnh Bình Dương tập trung phát triển mạnh mảng công nghiệp dịch vụ, trong đó xây dựng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ để tạo tiền đề cho sự phát triển chung về kinh tế.

Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ

Bình Dương là một trong những tỉnh phát triển mạnh về công nghiệp dịch vụ tại khu vực phía Nam nói chung và vùng Đông Nam bộ nói riêng.

Hiện nay, với sự phát triển toàn diện về lĩnh vực kinh tế công nghiệp, tỉnh Bình Dương cũng đang tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ, góp phần trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng tỉ trọng đóng góp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong cơ cấu nền kinh tế.

Nguyên phụ liệu cho ngành dệt may cũng được tỉnh Bình Dương chú trọng.

Nguyên phụ liệu cho ngành dệt may cũng được tỉnh Bình Dương chú trọng.

Trao đổi về việc phát triển công nghiệp phụ trợ tại tỉnh Bình Dương trong thời gian qua với PV Người Đưa Tin, thông tin: Bình Dương đã hình thành các ngành công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may (công nghiệp sản xuất sợi, dệt vải, chỉ may, khuy nút, dây kéo, nhuộm, hoàn thiện sản phẩm dệt...), da giày (thuộc da, sản xuất để giày, mũ giày...).

Bên cạnh đó, còn có ngành cơ khí (sản xuất kim loại, sản xuất sản phẩm từ kim loại, sản xuất máy móc thiết bị và phụ tùng cho các ngành công nghiệp ô tô, xe máy và các phương tiện vận tải khác, công nghiệp xây dựng, công nghiệp dệt may, da giày, chế biến gỗ, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng...) điện - điện tử (sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất thiết bị dây dẫn điện, cáp quang...).

"Nhiều năm qua, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương hầu hết sử dụng nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất thành phẩm.

Công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung chưa đáp ứng nhu cầu nguyên phụ liệu cho sản xuất trong nước cả về số lượng lẫn chất lượng.

Việc phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu và công nghiệp hỗ trợ của tỉnh chưa phát triển mạnh, đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng các ngành công nghiệp trên địa bàn", bà Thanh Hà thông tin.

Đề xuất giải pháp hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Dương, bà Hà cho rằng cần xây dựng và triển khai chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2030.

Chú trọng đáp ứng các quy tắc về nguồn gốc xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do, tập trung vào các lĩnh vực như điện tử thông minh, ô tô, dệt may - da giày, cơ khí và tự động hóa, nông nghiệp và công nghệ sinh học, công nghệ cao; có cơ chế khuyến khích và thúc đẩy các doanh nghiệp FDI chuyển giao công nghệ, quy hoạch và có cơ chế, chính sách đột phá, khuyến khích phát triển các khu, cụm công nghiệp hỗ trợ tập trung.

Phát triển các khu công nghiệp chuyên ngành công nghiệp hỗ trợ trong thời gian tới sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế công nghiệp.

Phát triển các khu công nghiệp chuyên ngành công nghiệp hỗ trợ trong thời gian tới sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế công nghiệp.

Bên cạnh đó, có cơ chế, chính sách phát triển cụm công nghiệp hỗ trợ phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện của địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ.

Tỉnh Bình Dương cũng chú trọng đầu tư phát triển các khu công nghiệp chuyên ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao. Trong đó, tập trung vào các ngành công nghiệp hỗ trợ mà Bình Dương có lợi thế như: sản xuất nguyên, phụ liệu cho ngành dệt may, da giày, cơ khí, điện - điện tử, công nghiệp hỗ trợ ngành chế biến gỗ,

Giải bài toán tự chủ về nguyên phụ liệu với nhiều ngành nghề

Để giải bài toán tự chủ nguyên phụ liệu đối với các ngành nghề mà tỉnh Bình Dương có lợi thế, trả lời PV, Sở Công Thương cho hay, Tỉnh ủy Bình Dương đã ban hành Chương trình số 111-CTr/TU ngày 17/3/2023 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW (khóa XIII) về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Trong đó xác định nhiệm vụ, giải pháp xây dựng nền công nghiệp vững mạnh, tự lực, tự cường nâng cao năng lực ngành xây dựng, cơ cấu lại ngành dịch vụ dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Phát triển máy móc, xây dựng nguồn nhân lực công nghệ cao cũng là mục tiêu phát triển kinh tế lâu dài.

Phát triển máy móc, xây dựng nguồn nhân lực công nghệ cao cũng là mục tiêu phát triển kinh tế lâu dài.

Cụ thể, tỉnh Bình Dương sẽ cơ cấu lại ngành công nghiệp, nâng cao chất lượng ngành công nghiệp: Xây dựng bộ tiêu chí thu hút đầu tư nước ngoài và trong nước phù hợp, với cơ chế, chính sách khuyến khích đủ mạnh để phát triển những lĩnh vực ưu tiên của các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp hỗ trợ, thu hút đầu tư từ các tập đoàn sản xuất lớn, đa quốc gia, chú trọng đáp ứng các quy tắc về nguồn gốc xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do.

Ngoài ra, tỉnh Bình Dương cũng điều chỉnh phân bố không gian phát triển công nghiệp của tỉnh theo hướng gắn với vùng Đông Nam bộ, phù hợp với quy hoạch tổng thể tỉnh, lợi thế của từng địa phương, bảo đảm tính chuyên môn hóa cao, tăng cường tính liên kết nội vùng và liên vùng.

Tỉnh Bình Dương sẽ có chiến lược và chính sách nâng cao năng lực ngành xây dựng; phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện đúc sẵn thành thể mạnh của tỉnh; ưu tiên sử dụng các vật liệu xanh, vật liệu mới, thân thiện với môi trường.

Thúc đẩy dịch vụ hóa các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Thúc đẩy dịch vụ hóa các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Bên cạnh đó, thúc đẩy dịch vụ hóa các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; tiếp tục cơ cấu lại các ngành dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, công nghệ số, phát triển dịch vụ công nghệ cao, các loại dịch vụ mới của nền kinh tế số. Tập trung phát triển mạnh một số ngành dịch vụ có lợi thế và có hàm lượng tri thức, công nghệ cao.

Ngoài ra, tỉnh cũng chú trọng phát triển dịch vụ logistics, đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp - đô thị, hỗ trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, tạo nền tảng phát triển chuỗi cung ứng toàn cầu.

Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương cho biết, trong 9 tháng năm 2024, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 7,05% so với cùng kỳ năm 2023. Các ngành công nghiệp chủ lực tiếp tục phục hồi, hoạt động xuất nhập khẩu tăng trưởng khá; kim ngạch xuất khẩu đạt 26 tỷ USD, tăng 15,4%; kim ngạch nhập khẩu đạt 18,4 tỷ USD, tăng 14,5%. Thặng dư thương mại 7,6 tỷ USD.

Thu ngân sách 51 nghìn tỷ đồng, đạt 71% dự toán (trong đó: thu nội địa 37 nghìn tỷ đồng). Chi ngân sách thực hiện 12 nghìn tỷ đồng, đạt 39% dự toán. Tổng giá trị giải ngân vốn đầu tư công (đến ngày 21/10/2024) 6.803 tỷ đồng, đạt 44,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước thực hiện 111 nghìn tỷ đồng, tăng 7,6%;

Trong 9 tháng năm 2024, tỉnh Bình Dương thu hút 1,560 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài và 59 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh trong nước. UBND tỉnh Bình Dương đã chấp thuận chủ trương đầu tư 30 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 96 nghìn tỷ đồng.

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/binh-duong-dat-muc-tieu-tu-chu-nguyen-phu-lieu-huong-den-cong-nghiep-ben-vung-204241124164550262.htm
Zalo