Bệnh lạ khiến cô gái trẻ không thể tiểu tiện suốt 8 năm nguy hiểm thế nào?

Kể từ 8 năm trước, cuộc sống của Anna Gray đã bị đảo lộn hoàn toàn bởi một hội chứng hiếm gặp khiến cô không thể tự đi tiểu.

Theo thông tin từ báo , vào cuối năm 2018, một phụ nữ người Anh tên Anna Gray, 27 tuổi, đã gặp phải tình trạng không thể đi tiểu bình thường sau khi thức dậy.

Ban đầu, cô nghĩ rằng việc này không đáng lo ngại. Tuy nhiên, khi tình trạng kéo dài nhiều ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm, Anna bắt đầu lo lắng vì bạn bè cô không ai gặp phải vấn đề tương tự. Cô chia sẻ với New York Post rằng: "Ban đầu, tôi chỉ nghĩ đơn giản là mình không cần phải đi tiểu mỗi sáng. Tuy nhiên, tình trạng tiếp tục trong nhiều ngày trời khiến tôi không khỏi băn khoăn vì không bạn bè nào của mình gặp vấn đề tương tự".

Đến tháng 11/2018, Anna phải nhập viện cấp cứu do nhiễm trùng đường tiết niệu sau nhiều ngày bí tiểu. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán cô chỉ bị nhiễm trùng thông thường và kê thuốc nhuận tràng. Mặc dù vậy, tình trạng của Anna không cải thiện trong nhiều tuần sau đó. Trong hai tháng tiếp theo, cô đã phải nhiều lần đến bệnh viện để được dẫn lưu nước tiểu.

Anna Gray, 27 tuổi không thể tiểu tiện suốt 6 năm. Ảnh: NYPost.

Mãi đến tháng 2/2019, sau khi xem xét kỹ lưỡng các kết quả xét nghiệm, bác sĩ mới phát hiện bàng quang của Anna đã ngừng hoạt động. Cô được chẩn đoán mắc Hội chứng Fowler, một bệnh hiếm gặp gây mất khả năng tiểu tiện tự nhiên. Anna nhớ lại sự bàng hoàng khi nghe bác sĩ thông báo rằng họ không thể làm gì hơn và cô sẽ phải sống chung với ống thông tiểu suốt đời.

Hàng ngày, Anna phải tự thông tiểu ít nhất 5 lần. Nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần đã khiến cô rơi vào trầm cảm.

Đến năm 2020, để giảm bớt sự bất tiện và nguy cơ nhiễm trùng, Anna đã trải qua phẫu thuật đặt ống thông bàng quang qua da để dẫn nước tiểu ra ngoài liên tục.

Tuy nhiên, ống thông này cũng gây ra nhiều phiền toái. Việc sử dụng nó khiến Anna không thể tham gia các hoạt động bình thường, không thể mặc quần áo ngắn và thường xuyên phải đối mặt với sự tò mò hoặc những câu hỏi nhạy cảm từ người khác.

Thậm chí, vào năm 2024, ở tuổi 27, Anna đã từng rơi vào tình trạng nguy kịch và phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt suốt ba tuần vì nhiễm trùng máu. Dù vậy, cô vẫn phải tiếp tục sử dụng phương pháp này vì đây là cách duy nhất giúp cô có thể sống và làm việc gần như bình thường.

Tương tự như trường hợp của Anna Gray, Pollyanna Love, một cư dân 18 tuổi sống tại hạt Derbyshire, Anh, cũng được xác định mắc hội chứng Fowler. Chẩn đoán này được đưa ra chỉ vài tháng sau khi cô trải qua phẫu thuật dẫn lưu nước tiểu từ bàng quang.

Theo đó, Love đã phải nhập viện cấp cứu do tình trạng nôn mửa tại nơi làm việc. Sự việc này xảy ra sau khi cô bắt đầu cảm thấy bất an vì nhiều ngày liền không đi tiểu được.

Lượng chất thải tích tụ đã khiến bụng của cô gái trẻ phình to, tương đương với một phụ nữ mang thai ở những tháng cuối thai kỳ. Bàng quang của Love chứa tới ba lít nước tiểu bị tắc nghẽn, gấp sáu lần dung tích trung bình của bàng quang người trưởng thành.

Hội chứng Fowler là tình trạng cơ thể không có khả năng làm trống bàng quang. Ảnh minh họa.

Kể từ khi được chẩn đoán mắc căn bệnh hiếm gặp khiến dòng nước tiểu không thể thoát ra khỏi bàng quang một cách bình thường, các bác sĩ đã tiến hành đặt một ống thông nối với túi chứa nước tiểu bên ngoài cơ thể cho Pollyanna Love. Sau đó, bàng quang của cô đã buộc phải cắt bỏ do những cơn co thắt đau đớn liên tục, tương tự như quá trình chuyển dạ.

Cô gái không may mắn này đã gặp các vấn đề về tiểu tiện từ khi mới 4 tuổi. Cô thường xuyên bị nhiễm trùng bàng quang và cảm thấy đau rát khi đi tiểu. Đến tuổi thiếu niên, Love luôn có cảm giác muốn đi vệ sinh nhưng chỉ có thể tiểu ra một lượng rất nhỏ. Hiện tại, do những cơn đau thường xuyên và việc phải nhập viện để điều trị, Love không thể tiếp tục đi làm.

Theo NIH, hội chứng Fowler là tình trạng cơ thể không có khả năng làm trống bàng quang. Căn bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ trẻ. Nguyên nhân của hội chứng này vẫn chưa được làm rõ. Hiện nay, khoảng dưới 1.000 người ở Mỹ mắc hội chứng Fowler. theo tạp chí Tri thức.

Bệnh chỉ gặp ở phụ nữ, đặc biệt ở những người đã trải qua phẫu thuật, sinh con, khiến cơ vòng bàng quang không thể giãn ra đúng cách, gây tích tụ nước tiểu. Bệnh nhân mắc hội chứng này vì thế gần như không thể đi tiểu chủ động, thường xuyên đau bàng quang và nhiễm trùng đường tiết niệu.

Như Quỳnh (t/h)

Nguồn Góc nhìn pháp lý: https://gocnhinphaply.nguoiduatin.vn/benh-la-khien-co-gai-tre-khong-the-tieu-tien-suot-8-nam-nguy-hiem-the-nao-14258.html
Zalo