Ba thông điệp đanh thép được 6 đầu đạn tên lửa Oreshnik mang tới

Theo tờ Antiwar, vụ phóng tên lửa Oreshnik đã được Nga tính toán kỹ lưỡng nhằm gửi thông điệp đặc biệt tới phương Tây.

Mặc dù tên lửa Oreshnik được thiết kế để mang đầu đạn hạt nhân, nhưng trong cuộc tấn công mục tiêu trong đất Ukraine nó lại sử dụng phần chiến đấu thông thường.

Vấn đề nữa cần nhấn mạnh đó là đầu đạn của tên lửa Oreshnik có thể đạt tốc độ Mach 10 - 11 khi công kích mục tiêu, khiến nó trở thành một vũ khí siêu thanh thực sự.

Vấn đề nữa cần nhấn mạnh đó là đầu đạn của tên lửa Oreshnik có thể đạt tốc độ Mach 10 - 11 khi công kích mục tiêu, khiến nó trở thành một vũ khí siêu thanh thực sự.

Theo nhận xét của tờ Antiwar: "Đầu đạn tên lửa siêu vượt âm rất khó bị hệ thống phòng không đánh chặn, trong khi đó Oreshnik còn khó bị bắn hạ hơn do nó mang theo tới 6 đầu đạn lớn, mỗi đầu đạn lớn lại có thể phân tách tiếp thành 6 đạn con".

Theo nhận xét của tờ Antiwar: "Đầu đạn tên lửa siêu vượt âm rất khó bị hệ thống phòng không đánh chặn, trong khi đó Oreshnik còn khó bị bắn hạ hơn do nó mang theo tới 6 đầu đạn lớn, mỗi đầu đạn lớn lại có thể phân tách tiếp thành 6 đạn con".

Giới chuyên gia quân sự phương Tây tin rằng mỗi đầu đạn nhỏ trong số 36 đơn vị mà Oreshnik mang theo có khả năng tự lập quỹ đạo riêng, khiến việc đánh chặn càng trở nên khó khăn gấp bội.

Giới chuyên gia quân sự phương Tây tin rằng mỗi đầu đạn nhỏ trong số 36 đơn vị mà Oreshnik mang theo có khả năng tự lập quỹ đạo riêng, khiến việc đánh chặn càng trở nên khó khăn gấp bội.

Phân tích cuộc tấn công, ông Ted Postol - Giáo sư danh dự về khoa học, công nghệ và an ninh quốc gia tại Viện Công nghệ Massachusetts cho biết, tất cả đầu đạn đều đánh trúng mục tiêu, nhưng chúng không mang theo chất nổ vì với tốc độ cực lớn thì không cần thiết phải làm vậy.

Phân tích cuộc tấn công, ông Ted Postol - Giáo sư danh dự về khoa học, công nghệ và an ninh quốc gia tại Viện Công nghệ Massachusetts cho biết, tất cả đầu đạn đều đánh trúng mục tiêu, nhưng chúng không mang theo chất nổ vì với tốc độ cực lớn thì không cần thiết phải làm vậy.

“Giống như một vụ va chạm thiên thạch, đầu đạn của Oreshnik tạo ra một vụ nổ mạnh mà không cần phải đưa chất nổ vào tên lửa”, tờ Antiwar bình luận và lưu ý trong khi tên lửa mang nhiều đầu đạn, thì bản thân những đầu đạn đó lại gửi đi loạt thông điệp.

“Giống như một vụ va chạm thiên thạch, đầu đạn của Oreshnik tạo ra một vụ nổ mạnh mà không cần phải đưa chất nổ vào tên lửa”, tờ Antiwar bình luận và lưu ý trong khi tên lửa mang nhiều đầu đạn, thì bản thân những đầu đạn đó lại gửi đi loạt thông điệp.

Thông điệp thứ nhất là phản ứng trước việc Mỹ xem nhẹ những lời cảnh báo của Tổng thống Vladimir Putin về phản ứng Nga sẽ đưa ra, nhằm đáp trả việc Ukraine phóng tên lửa tầm xa do phương Tây sản xuất vào sâu trong lãnh thổ nước này.

Thông điệp thứ nhất là phản ứng trước việc Mỹ xem nhẹ những lời cảnh báo của Tổng thống Vladimir Putin về phản ứng Nga sẽ đưa ra, nhằm đáp trả việc Ukraine phóng tên lửa tầm xa do phương Tây sản xuất vào sâu trong lãnh thổ nước này.

Thông điệp thứ hai nhằm đáp lại việc đơn phương Mỹ rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF). “Chúng tôi tin Mỹ đã phạm sai lầm khi tự ý hủy bỏ Hiệp ước INF vào năm 2019 với một lý do không xác đáng”, ông Putin nhấn mạnh trong bài phát biểu trên truyền hình.

Thông điệp thứ hai nhằm đáp lại việc đơn phương Mỹ rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF). “Chúng tôi tin Mỹ đã phạm sai lầm khi tự ý hủy bỏ Hiệp ước INF vào năm 2019 với một lý do không xác đáng”, ông Putin nhấn mạnh trong bài phát biểu trên truyền hình.

Theo người đứng đầu điện Kremlin, các cuộc thử nghiệm chiến đấu với tên lửa đạn đạo tầm trung siêu thanh Oreshnik là phản ứng cứng rắn trước hành động của các nước NATO đối với Nga.

Theo người đứng đầu điện Kremlin, các cuộc thử nghiệm chiến đấu với tên lửa đạn đạo tầm trung siêu thanh Oreshnik là phản ứng cứng rắn trước hành động của các nước NATO đối với Nga.

Thông điệp thứ ba cũng không kém phần quan trọng chính là lời thách thức gửi tới Mỹ, sau khi Washington chính thức khai trương căn cứ phòng không ở Redzikowo ở miền Bắc Ba Lan với các tổ hợp Aegis Ashore.

Thông điệp thứ ba cũng không kém phần quan trọng chính là lời thách thức gửi tới Mỹ, sau khi Washington chính thức khai trương căn cứ phòng không ở Redzikowo ở miền Bắc Ba Lan với các tổ hợp Aegis Ashore.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga - bà Maria Zakharova nói thêm, xét đến tính chất và mức độ nguy hiểm của mối đe dọa phát sinh từ các căn cứ quân sự của phương Tây, hệ thống phòng thủ tên lửa ở Ba Lan, nếu cần thiết, sẽ bị phá hủy bởi “những loại vũ khí mới nhất”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga - bà Maria Zakharova nói thêm, xét đến tính chất và mức độ nguy hiểm của mối đe dọa phát sinh từ các căn cứ quân sự của phương Tây, hệ thống phòng thủ tên lửa ở Ba Lan, nếu cần thiết, sẽ bị phá hủy bởi “những loại vũ khí mới nhất”.

"Trong khi Mỹ và đồng minh tiếp tục chế giễu lằn ranh đỏ của Nga, màn trình diễn mạnh mẽ của tên lửa đạn đạo tầm trung siêu thanh Oreshnik một lần nữa cho thấy niềm tin của họ có thể đã bị đặt nhầm chỗ", tờ Antiwar kết luận.

"Trong khi Mỹ và đồng minh tiếp tục chế giễu lằn ranh đỏ của Nga, màn trình diễn mạnh mẽ của tên lửa đạn đạo tầm trung siêu thanh Oreshnik một lần nữa cho thấy niềm tin của họ có thể đã bị đặt nhầm chỗ", tờ Antiwar kết luận.

Trong diễn biến khác, tình báo Anh cho rằng tên lửa Oreshnik có thể phá hủy các căn cứ quân sự NATO ở châu Âu và Trung Đông chỉ trong vài phút, độ chính xác cao khiến nó trở thành mối đe dọa tiềm tàng đối với bất kỳ thủ đô nào quốc gia đối địch với Nga.

Trong diễn biến khác, tình báo Anh cho rằng tên lửa Oreshnik có thể phá hủy các căn cứ quân sự NATO ở châu Âu và Trung Đông chỉ trong vài phút, độ chính xác cao khiến nó trở thành mối đe dọa tiềm tàng đối với bất kỳ thủ đô nào quốc gia đối địch với Nga.

Việc sử dụng Oreshnik chống lại Ukraine nhằm mục đích thể hiện sự vượt trội về công nghệ của Nga và khẳng định mọi hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân nhất của NATO đều vô tác dụng.

Việc sử dụng Oreshnik chống lại Ukraine nhằm mục đích thể hiện sự vượt trội về công nghệ của Nga và khẳng định mọi hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân nhất của NATO đều vô tác dụng.

Tuy nhiên London lưu ý rằng Nga có số lượng tên lửa Oreshnik rất hạn chế vì việc sản xuất hàng loạt vẫn chưa được thiết lập, bởi đây là vũ khí hoàn toàn mới, không phải cải tiến từ loại RS-26 Rubezh như nhận định trước kia.

Tuy nhiên London lưu ý rằng Nga có số lượng tên lửa Oreshnik rất hạn chế vì việc sản xuất hàng loạt vẫn chưa được thiết lập, bởi đây là vũ khí hoàn toàn mới, không phải cải tiến từ loại RS-26 Rubezh như nhận định trước kia.

Việt Dũng

Theo Antiwar

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/ba-thong-diep-danh-thep-duoc-6-dau-dan-ten-lua-oreshnik-mang-toi-post597322.antd
Zalo