Ăn một bữa trong ngày, nên hay không?

Các nghiên cứu về nhịn ăn gián đoạn xu hướng vẫn có nhiều hạn chế.

Theo bài viết của tờ The New York Tines, Tiến sĩ Caroline Apovian - chuyên gia về béo phì tại Bệnh viện Brigham and Women's, cho biết: "Ăn một bữa một ngày không phải là ý kiến hay".

OMAD là viết tắt của One Meal A Day (Một bữa ăn mỗi ngày), một phương pháp ăn kiêng khá khắc nghiệt, yêu cầu bạn chỉ ăn một bữa trong ngày và nhịn ăn trong khoảng thời gian còn lại. Bạn có thể lựa chọn bất kỳ thời điểm nào trong ngày để ăn nhưng chỉ với một lần duy nhất.

Tiến sĩ Apovian là người ủng hộ việc nhịn ăn gián đoạn và bà khuyên nhiều bệnh nhân béo phì của mình nên áp dụng. So với các chế độ ăn kiêng hoặc chế độ ăn kiêng đòi hỏi phải đếm calo và cắt giảm nhiều loại thực phẩm, nhịn ăn gián đoạn là cách tương đối đơn giản để kiểm soát lượng thức ăn bạn ăn.

Nhưng đối với hầu hết mọi người, chế độ ăn OMAD sẽ là một thảm họa, tiến sĩ Apovian nói :"Nếu tôi bảo bệnh nhân của mình ăn một bữa một ngày, họ sẽ đói cả ngày. Sau đó, họ có thể sẽ ăn bất chấp vào bữa tối với bất cứ thứ gì có trong nhà".

Các nghiên cứu về nhịn ăn gián đoạn vẫn có nhiều hạn chế. Chúng thường được thực hiện trên các nhóm nhỏ người trong thời gian ngắn và có kết quả không đồng nhất.

Trong một nghiên cứu về chế độ ăn OMAD, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khi 11 người lớn khỏe mạnh và năng động chỉ ăn một bữa mỗi ngày, vào buổi tối. Trong 11 ngày, họ giảm cân nhiều hơn một chút và đốt cháy nhiều chất béo hơn so với khi họ tiêu thụ cùng một lượng calo trong ba bữa ăn mỗi ngày.

Nghiên cứu của Tiến sĩ Mattson về việc nhịn ăn gián đoạn cho thấy việc chuyển đổi giữa ăn và nhịn ăn có thể kích hoạt các quá trình tế bào giúp cải thiện quá trình điều hòa lượng đường trong máu, giảm viêm và giúp tế bào có khả năng ứng phó tốt hơn với nhiều dạng cảm xúc khác nhau.

Tuy nhiên, chế độ OMAD vẫn có rủi ro tiềm ẩn và không phù hợp với những đối tượng như: Những người có một số bệnh lý nền như tiểu đường, rối loạn ăn uống hoặc người già.

Chế độ ăn OMAD có khả năng không không cung cấp đủ năng lượng. Việc hạn chế ăn uống trong một thời gian dài có thể khiến cơ thể thiếu năng lượng, gây mệt mỏi, suy nhược. Nếu không lên kế hoạch bữa ăn kỹ lưỡng, bạn dễ thiếu hụt các vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Việc nhịn ăn kéo dài có thể làm chậm quá trình trao đổi chất, gây khó khăn trong việc giảm cân lâu dài và tăng cân trở lại sau khi kết thúc chế độ ăn.

Hoàng Nhi

Nguồn SaoStar: https://saostar.vn/dep-360/an-mot-bua-trong-ngay-nen-hay-khong-202411022006346398.html
Zalo