Ai từng giả trai đi thi và đỗ trạng nguyên?
Người phụ nữ này từng lấy tên giả là Nguyễn Du để tham gia thi cử và trở thành ngoại lệ khi là nữ trạng nguyên duy nhất trong lịch sử khoa bảng Việt Nam.
1. Ai từng giả trai đi thi và đỗ trạng nguyên?
Nguyễn Thị Hinh
0%
Nguyễn Thị Lộ
0%
Đoàn Thị Điểm
0%
Nguyễn Thị Duệ
0%
Chính xác
Nguyễn Thị Duệ (1574-1654), có tài liệu ghi là Nguyễn Thị Du, là nữ danh sĩ Việt Nam vào thế kỷ XVI - XVII. Bà sinh ra tại Kiệt Đặc (phường Văn An, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương ngày nay). Thuở nhỏ, bà nổi tiếng xinh đẹp, tài hoa. Tương truyền, bà biết viết văn, làm thơ khi mới 4 tuổi. Danh tiếng lan xa khiến nhiều người ngưỡng mộ tài sắc, đến xin hỏi cưới nhưng bà không đồng ý.
Dù hiếu học nhưng sống dưới thời phong kiến trọng nam khinh nữ, bà phải giả nam để có thể theo nghiệp đèn sách. Năm 1594, nhà Mạc mở khoa thi, bà lấy tên Nguyễn Ngọc Du và giả làm trai để dự kỳ thi Hội. Sau đó bà thi và đỗ đầu.
2. Số phận của bà ra sao sau đó?
Không ra làm quan, về quê dạy học
0%
Giả nam để làm quan trong vòng 3 năm
0%
Bị vua trách tội, tước danh trạng nguyên
0%
Vua không trách tội, cho phép ở lại triều
0%
Chính xác
Khi vào cung dự yến tiệc, vua Mạc Kính Cung rất bất ngờ khi biết tân khoa trạng nguyên là nữ. Vua quý mến hiền tài, không trách tội nhưng theo phép tắc, bà không thể tiếp tục mang danh trạng nguyên. Tiếc nuối cho tài năng của người con gái trẻ, vua cho phép bà ở lại triều, phụ trách việc dạy học cho các phi tần.
3. Bà sau này được tuyển làm phi, đúng hay sai?
Đúng
0%
Sai
0%
Chính xác
Vua Mạc Kính Cung rất quý trọng tài sắc của Nguyễn Thị Duệ. Một thời gian sau, vua lập bà làm phi, ban hiệu Tinh Phi (Sao Sa), ngụ ý khen bà vừa đẹp lại sáng láng như một vì sao. Dân gian về sau cũng gọi bà là Bà chúa Sao.
4. Khi nhà Mạc thất thủ, triều đình Lê - Trịnh đã làm gì với bà?
Xử tử
0%
Bắt bà đi đày
0%
Tiếp tục trọng dụng bà
0%
Đưa bà lên làm hoàng hậu
0%
Chính xác
Khi nhà Mạc bị chúa Trịnh đánh đuổi lên Cao Bằng, bà cũng đi theo. Năm 1625, bà rơi vào tay quân Trịnh. Nhờ tài đối đáp khiêm nhường nhưng thông minh, bà thoát tội chết, được chúa Trịnh tiếp tục trọng dụng. Trịnh Tráng phong bà làm Nghi ái quan, trông coi việc học trong phủ chúa.
Nguyễn Thị Duệ khi làm quan thường dẫn nghĩa lý kinh sử, sự tích cổ kim rành mạch, nên hai chúa Trịnh Tráng và Trịnh Tạc đều khen ngợi, trọng vọng. Các biểu sớ, văn bài thi Đại khoa, chúa đều nhờ bà khảo duyệt lại.
5. Khi nghỉ hưu, bà được trọng thưởng bằng cách nào?
Ban cho bà đất ở quê nhà
0%
Dựng trường mang tên của bà
0%
Hỗ trợ bà mở trường dạy miễn phí cho học trò nghèo
0%
Cho phép bà được sử dụng thuế hàng năm của quê nhà
0%
Chính xác
Khi tuổi đã cao, Nguyễn Thị Duệ từ quan về lại quê nhà ở Kiệt Đặc (Hải Dương ngày nay). Bà dựng am Đào Hoa để làm nơi đọc sách, chỉ bảo cho các sĩ tử trong làng.
Vua Lê ưu ái giao cho bà số thuế hàng năm của tổng Kiệt Đặc để làm bổng lộc. Bà chỉ giữ lại một chút, phần còn lại dành hết cho việc công ích và trợ giúp người nghèo khổ.
Năm 80 tuổi, Nguyễn Thị Duệ mất, được an táng ở núi Phượng Hoàng, làng Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, Hải Dương.