5 loại thảo mộc giúp giảm huyết áp cao
Huyết áp cao có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, một số loại thảo mộc tự nhiên có khả năng hỗ trợ hạ và ổn định huyết áp hiệu quả.
Huyết áp cao (tăng huyết áp) là tình trạng phổ biến và nếu không được kiểm soát, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Theo Health Shots, chuyên gia dinh dưỡng Roopshree Jaiswal (Bệnh viện Motherhood, Mechanic Nagar, Indore, Ấn Độ) chia sẻ rằng huyết áp cao ảnh hưởng đến phần lớn dân số trên 40 tuổi toàn cầu.
Các dấu hiệu của bệnh thường không được chẩn đoán kịp thời, làm tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là bệnh tim. Tuy nhiên, một số loại thảo mộc tự nhiên có thể hỗ trợ kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
- Húng quế: Húng quế được biết đến với tác dụng hiệu quả trong điều trị các tình trạng bệnh lý như huyết áp cao, cảm lạnh, cúm, viêm khớp và một số bệnh khác. Eugenol - một hợp chất có trong lá húng quế - giúp giãn mạch máu, hỗ trợ kiểm soát huyết áp cao. Người bị cao huyết áp có thể sử dụng húng quế bằng cách uống trà húng quế hoặc nhai lá húng quế tươi để tận dụng các lợi ích này.
- Thảo quả: Thảo quả, hay còn có tên gọi khác là bạch đậu khấu, có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, giúp làm dịu cơn buồn nôn và góp phần ổn định huyết áp. Trong nghiên cứu trên tạp chí Hóa sinh và Sinh học Ấn Độ, các tình nguyện viên được tiêu thụ 3 gram bột thảo quả mỗi ngày. Sau 12 tuần, huyết áp của họ đã giảm đáng kể, hàm lượng chất chống oxy hóa trong máu cũng cao hơn.
- Tỏi: Tỏi rất giàu hợp chất lưu huỳnh như allicin, tốt cho tim. Nó giúp tăng lưu lượng máu và làm giãn mạch máu, từ đó hạ huyết áp.
- Quế: Quế được sử dụng trong y học Ayurveda của Ấn Độ để điều trị các bệnh về tim và huyết áp cao. Nó giúp giãn nở và thư giãn mạch máu, dẫn đến hạ huyết áp.
- Mùi tây: Mùi tây chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là các hợp chất carotenoid và vitamin C, giúp làm giảm huyết áp cao, cholesterol xấu LDL (chất làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch). Ngoài ra, ăn mùi tây thường xuyên cũng giúp giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, ngăn không cho canxi đi vào tim và động mạch.
- Thảo quả: Thảo quả, hay còn có tên gọi khác là bạch đậu khấu, có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, giúp làm dịu cơn buồn nôn và góp phần ổn định huyết áp. Trong nghiên cứu trên tạp chí Hóa sinh và Sinh học Ấn Độ, các tình nguyện viên được tiêu thụ 3 gram bột thảo quả mỗi ngày. Sau 12 tuần, huyết áp của họ đã giảm đáng kể, hàm lượng chất chống oxy hóa trong máu cũng cao hơn.
- Tỏi: Tỏi rất giàu hợp chất lưu huỳnh như allicin, tốt cho tim. Nó giúp tăng lưu lượng máu và làm giãn mạch máu, từ đó hạ huyết áp.
- Quế: Quế được sử dụng trong y học Ayurveda của Ấn Độ để điều trị các bệnh về tim và huyết áp cao. Nó giúp giãn nở và thư giãn mạch máu, dẫn đến hạ huyết áp.
- Mùi tây: Mùi tây chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là các hợp chất carotenoid và vitamin C, giúp làm giảm huyết áp cao, cholesterol xấu LDL (chất làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch). Ngoài ra, ăn mùi tây thường xuyên cũng giúp giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, ngăn không cho canxi đi vào tim và động mạch.
Nguyên tắc duy trì huyết áp ổn định:
Ngoài việc sử dụng thảo mộc, người bị huyết áp cao cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
Duy trì cân nặng tối ưu.
Tránh rượu và thuốc lá.
Uống đủ nước để giữ cơ thể đủ độ ẩm.
Ăn chế độ giàu kali với rau, trái cây tươi.
Kiểm soát mức độ căng thẳng thông qua thiền hoặc yoga.
Tăng cường vận động, duy trì thói quen tập luyện lành mạnh.
Giảm lượng natri tiêu thụ trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Theo dõi huyết áp thường xuyên để phát hiện sớm bất thường.
Chế độ ăn cân bằng và duy trì lối sống lành mạnh là chìa khóa để kiểm soát huyết áp cao, giảm nguy cơ biến chứng và bảo vệ sức khỏe tim mạch lâu dài.