5 loại rau dễ 'ngậm' thuốc trừ sâu nhất chợ, cái số 1 nhiều người thích mê

Khi đi chợ, bạn nên chú ý trong việc chọn mua và chế biến những loại rau này để bảo vệ sức khỏe gia đình.

Rau muống

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Rau muống là loại rau quen thuộc trong bữa cơm của nhiều gia đình, đặc biệt là vào mùa hè. Với vị thanh mát, một bát canh rau muống không chỉ giúp giải nhiệt hiệu quả mà còn giúp giải ngấy sau những bữa ăn nhiều dầu mỡ.

Song, đây cũng là loại rau chứa nhiều thuốc trừ sâu. Một đặc điểm dễ nhận biết của rau muống chứa nhiều thuốc trừ sâu đó là thân to, lá to và dài hơn bình thường, khi rửa sẽ nổi nhiều bọt.

Cải ngọt

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Cải ngọt có lá mỏng, dễ bị sâu tấn công, vì vậy người trồng thường xuyên phun thuốc trừ sâu từ giai đoạn cây mới nhú. Dư lượng hóa chất bám vào mặt dưới của lá hoặc đọng lại ở các kẽ lá, rất khó để rửa sạch hoàn toàn bằng nước thường.

Để hạn chế hấp thụ dư lượng thuốc trừ sâu, nên chọn rau có lá không quá xanh đậm và trơn bóng, vì đó có thể là dấu hiệu của việc phun thuốc hóa học nhiều. Khi chế biến, tách lá ra, rửa kỹ từng lớp và nên trụng qua nước sôi trước khi xào nấu.

Cải bó xôi

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nhóm Công tác Môi trường Mỹ (EWG) hằng năm công bố danh sách "12 loại thực phẩm bẩn". Trong danh sách năm 2024 của EWG có cải bó xôi. Một số mẫu rau này được phát hiện chứa nồng độ cao dư lượng thuốc trừ sâu, bao gồm permethrin - loại thuốc có thể gây tổn thương thần kinh.

Bắp cải

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Bắp cải cũng thuộc họ cải nên dễ bị tấn công bởi vi khuẩn và sâu bọ, vậy nên không mấy bất ngờ khi loại rau lá xanh này nằm chễm chệ trong danh sách "tắm" thuốc trừ sâu.

Súp lơ xanh

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Súp lơ xanh (bông cải xanh) có kết cấu chặt chẽ với các bông hoa nhỏ xếp tầng dày đặc, tạo thành một "mê cung" lý tưởng cho dư lượng thuốc trừ sâu, bụi bẩn và vi khuẩn. Chính vì vậy, dù chỉ rửa qua nước, các hóa chất có thể vẫn còn bám lại sâu bên trong những ngóc ngách của hoa.

Do đó, khi chọn mua rau này hãy chú ý đến độ tươi và không có vết hỏng. Trước khi chế biến, ngâm bông cải trong nước muối loãng hoặc nước pha giấm khoảng 15 phút, sau đó rửa kỹ dưới vòi nước chảy, vừa tách nhẹ các bông để loại bỏ dư lượng thuốc.

Theo Guardian, tiếp xúc lâu dài với dư lượng thuốc trừ sâu đã được chứng minh có liên hệ với một số vấn đề sức khỏe, bao gồm rối loạn nội tiết, các vấn đề thần kinh và tăng nguy cơ ung thư. Các nhóm dễ bị tổn thương như trẻ em và phụ nữ mang thai đặc biệt dễ bị ảnh hưởng.

Do đó, để giảm thiểu nguy cơ ăn phải rau bị tồn dư thuốc trừ sâu, bạn nên:

- Chọn mua rau hữu cơ: Tiêu chuẩn canh tác hữu cơ hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu tổng hợp, thường dẫn đến mức dư lượng thấp hơn trên rau quả. Tuy nhiên, một số sản phẩm hữu cơ vẫn có thể chứa dư lượng thuốc trừ sâu do ô nhiễm môi trường.

- Rửa và gọt vỏ đúng cách: Rửa bằng nước có thể loại bỏ dư lượng bề mặt nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn, đặc biệt là các chất đã thấm vào bên trong. Sử dụng bàn chải và gọt vỏ có thể giảm nguy cơ hơn nữa.

Mặc dù lợi ích của việc ăn rau đã được khẳng định nhưng nhận thức về nguy cơ ô nhiễm thuốc trừ sâu vẫn rất quan trọng. Việc áp dụng các biện pháp như chọn thực phẩm hữu cơ khi có thể, rửa và gọt vỏ kỹ lưỡng cũng như theo dõi thông tin từ các nguồn đáng tin cậy sẽ hạn chế rủi ro liên quan đến dư lượng thuốc trừ sâu.

Minh Hoa (t/h)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/5-loai-rau-de-ngam-thuoc-tru-sau-nhat-cho-cai-so-1-nhieu-nguoi-thich-me-204250419220936174.htm
Zalo