5 điều càng làm, càng sớm hủy hoại tim
Sức khỏe tim mạch phần lớn phụ thuộc vào những thói quen hàng ngày mà chúng ta có thể chủ động kiểm soát.
![Bệnh tim là một trong những nguyên nhân gây từ vong hàng đầu tại nhiều quốc gia. Ảnh: Pexels.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_10_119_51435465/d94cf50ace44271a7e55.jpg)
Bệnh tim là một trong những nguyên nhân gây từ vong hàng đầu tại nhiều quốc gia. Ảnh: Pexels.
Bệnh tim là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại nhiều quốc gia trên thế giới. Có nhiều yếu tố tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch, nhưng theo các bác sĩ, phần lớn trong số đó có thể thay đổi được.
Hút thuốc
Hút thuốc lá không chỉ gây hại cho phổi mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tim mạch. Theo Hiệp hội Phổi Mỹ, gần 12% người trưởng thành tại Mỹ vẫn duy trì thói quen hút thuốc, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nguy hiểm.
"Hút thuốc lá đưa vào cơ thể hàng nghìn hóa chất, trong đó nhiều chất là tác nhân gây ung thư", PGS.TS Tania Ruiz, Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt, chia sẻ với Yahoo.
Bà nhấn mạnh tình trạng viêm do hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và bệnh mạch máu ngoại biên.
Ăn nhiều chất béo và thực phẩm siêu chế biến
Theo Tiến sĩ Jennifer Wong, chuyên gia tim mạch tại Trung tâm Y tế Orange Coast, nhiều thực phẩm từ động vật chứa chất béo bão hòa, làm tích tụ mảng bám trong động mạch, gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Ngoài ra, thực phẩm siêu chế biến thường chứa nhiều muối và đường bổ sung, những yếu tố có thể dẫn đến cholesterol cao, béo phì và các bệnh tim mạch nghiêm trọng.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị một chế độ ăn lành mạnh, bao gồm:
Thực phẩm tươi, rau củ
Protein nạc (cá, thịt gà, đậu, đậu hũ)
Các loại hạt, dầu thực vật tốt (ô liu, hạnh nhân, óc chó)
Đồng thời, cần hạn chế:
Đồ uống có đường
Thực phẩm nhiều muối
Thịt đỏ, tinh bột tinh chế
Duy trì chế độ ăn uống hợp lý không chỉ giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể.
Ít vận động
Lối sống ít vận động làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường, béo phì và hội chứng chuyển hóa. Ngoài ra, thời gian ngồi quá lâu còn làm giảm lưu thông máu, dễ gây đông máu, đặc biệt ở những người có nguy cơ cao.
Theo khuyến nghị, người trưởng thành nên có ít nhất 150 phút vận động cường độ trung bình hoặc 75 phút tập luyện cường độ cao mỗi tuần. Nếu không có thời gian, bạn có thể áp dụng những bài tập nhanh xen kẽ trong ngày.
Uống rượu rượu
Uống rượu làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim, cao huyết áp và suy tim. Nó cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ và dễ dẫn đến béo phì. Tuy nhiên, các chuyên gia nếu chỉ uống một vài ly thỉnh thoảng, tác động sẽ không lớn như uống rượu hàng ngày.
Nếu bạn chưa có thói quen uống rượu thì không nên bắt đầu. Còn nếu đã uống nhiều, hãy giảm dần lượng tiêu thụ.
Không ngủ đủ giấc
Giấc ngủ không chỉ giúp cơ thể phục hồi mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tim mạch. Nếu chất lượng giấc ngủ kém, quá trình tái tạo năng lượng bị gián đoạn, làm gia tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh tim mạch.
"Chứng ngưng thở khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp và rối loạn nhịp tim, đặc biệt là rung nhĩ.
Theo Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia Mỹ (NHLBI), người trưởng thành cần 7-9 giờ ngủ mỗi đêm để duy trì sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, chất lượng giấc ngủ cũng quan trọng không kém số giờ ngủ. Một giấc ngủ sâu và ổn định giúp ổn định huyết áp, nhịp tim và giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) khuyến nghị một số cách để cải thiện giấc ngủ:
Giảm độ sáng màn hình hoặc sử dụng bộ lọc ánh sáng đỏ vào ban đêm để tránh ánh sáng xanh làm rối loạn nhịp sinh học.
Đặt báo thức giờ đi ngủ để tạo thói quen ngủ đúng giờ.
Sử dụng ứng dụng chặn truy cập mạng xã hội vào ban đêm để tránh lướt điện thoại quá khuya.
Bật chế độ “Không làm phiền” trên điện thoại vào buổi tối.
Đặt điện thoại xa giường ngủ để hạn chế sử dụng trước khi ngủ.