Xúc động khi Tăng Ni sinh diễn nhạc kịch kể cuộc đời đức vua thành Phật

Các Tăng Ni sinh Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội khiến nhiều người rơi nước mắt khi biểu diễn nhạc kịch 'Đức vua hóa Phật', kể cuộc đời tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Tối 6/1, Học Viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội tổ chức lễ kính mừng ngày Phật thành đạo. Ngày thành đạo (8/12 âm lịch hàng năm) là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời tu tập của Đức Phật, cũng là ngày có ý nghĩa đối với muôn loài.

Tối 6/1, Học Viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội tổ chức lễ kính mừng ngày Phật thành đạo. Ngày thành đạo (8/12 âm lịch hàng năm) là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời tu tập của Đức Phật, cũng là ngày có ý nghĩa đối với muôn loài.

Đó là ngày Đức Phật chính thức chuyển pháp luân bánh xe chính pháp, đem đạo từ bi, trí tuệ và giải thoát để dẫn dắt chúng sinh hướng về nẻo giác.

Đó là ngày Đức Phật chính thức chuyển pháp luân bánh xe chính pháp, đem đạo từ bi, trí tuệ và giải thoát để dẫn dắt chúng sinh hướng về nẻo giác.

Hàng ngàn Tăng Ni, Phật tử đã được lắng nghe, lược kể một vài nét đặc biệt trong đời tu của Đức Phật để nhớ và ý thức rõ đường tu của mình.

Hàng ngàn Tăng Ni, Phật tử đã được lắng nghe, lược kể một vài nét đặc biệt trong đời tu của Đức Phật để nhớ và ý thức rõ đường tu của mình.

Tại lễ mừng ngày Phật thành đạo, các Tăng Ni sinh và học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Siêu diễn vở nhạc kịch "Đức vua hóa Phật" do Hòa thượng Thích Thanh Quyết - Viện trưởng Học Viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội chỉ đạo nội dung.

Tại lễ mừng ngày Phật thành đạo, các Tăng Ni sinh và học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Siêu diễn vở nhạc kịch "Đức vua hóa Phật" do Hòa thượng Thích Thanh Quyết - Viện trưởng Học Viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội chỉ đạo nội dung.

Vở nhạc kịch bắt đầu khung cảnh dưới bóng cổ tùng hơn 700 năm tại vùng núi thiêng Yên Tử, người đời vẫn nhắc mãi câu chuyện về một vị hoàng đế thiền sư đầu tiên, khai sáng ra dòng thiền của người Việt, gắn liền với hào khí của thời đại lịch sử. Dòng thiền ấy được sinh ra trong khát vọng tự do của một dân tộc bé nhỏ, sát cánh cùng dân tộc trong những cuộc kháng chiến thần thánh chống quân Nguyên Mông, gắn liền với tên tuổi của Trần Nhân Tông - người đã hợp nhất sức mạnh của toàn dân Đại Việt, là đấng minh quân và là vị tổ Phật đầu tiên của Việt Nam.

Vở nhạc kịch bắt đầu khung cảnh dưới bóng cổ tùng hơn 700 năm tại vùng núi thiêng Yên Tử, người đời vẫn nhắc mãi câu chuyện về một vị hoàng đế thiền sư đầu tiên, khai sáng ra dòng thiền của người Việt, gắn liền với hào khí của thời đại lịch sử. Dòng thiền ấy được sinh ra trong khát vọng tự do của một dân tộc bé nhỏ, sát cánh cùng dân tộc trong những cuộc kháng chiến thần thánh chống quân Nguyên Mông, gắn liền với tên tuổi của Trần Nhân Tông - người đã hợp nhất sức mạnh của toàn dân Đại Việt, là đấng minh quân và là vị tổ Phật đầu tiên của Việt Nam.

Trần Nhân Tông là một thiền sư lỗi lạc, tu sĩ tiêu biểu của một thời đại Phật giáo và chính trị mẫu mực thế kỷ thứ XIII. Đây là thời kỳ tinh thần dân tộc thăng hoa, văn hóa, tư tưởng và trí tuệ đạt tới đỉnh cao trong lịch sử dân tộc.

Trần Nhân Tông là một thiền sư lỗi lạc, tu sĩ tiêu biểu của một thời đại Phật giáo và chính trị mẫu mực thế kỷ thứ XIII. Đây là thời kỳ tinh thần dân tộc thăng hoa, văn hóa, tư tưởng và trí tuệ đạt tới đỉnh cao trong lịch sử dân tộc.

Trần Nhân Tông là người sáng lập dòng thiền Trúc Lâm mang dấu ấn Việt sâu sắc, là người nghệ sĩ với những bài thơ bất hủ và là nhà nhân văn chủ nghĩa có sức cảm hóa hàng triệu triệu con tim.

Trần Nhân Tông là người sáng lập dòng thiền Trúc Lâm mang dấu ấn Việt sâu sắc, là người nghệ sĩ với những bài thơ bất hủ và là nhà nhân văn chủ nghĩa có sức cảm hóa hàng triệu triệu con tim.

 Với những đóng góp và ảnh hưởng đặc biệt to lớn như vậy nên Ngài là Thiền sư duy nhất được suy tôn là Phật Hoàng. Trần Nhân Tông là tên gọi, là một danh nhân nhưng cũng đã là một tinh thần, một giá trị.

Với những đóng góp và ảnh hưởng đặc biệt to lớn như vậy nên Ngài là Thiền sư duy nhất được suy tôn là Phật Hoàng. Trần Nhân Tông là tên gọi, là một danh nhân nhưng cũng đã là một tinh thần, một giá trị.

Nhạc kịch khiến người xem xúc động về vị vua rời bỏ ngai vàng, lên núi Yên Tử khoác áo cà sa thuyết pháp độ sinh, khai sáng thiền phái Trúc Lâm - niềm tự hào của Phật giáo Việt Nam.

Nhạc kịch khiến người xem xúc động về vị vua rời bỏ ngai vàng, lên núi Yên Tử khoác áo cà sa thuyết pháp độ sinh, khai sáng thiền phái Trúc Lâm - niềm tự hào của Phật giáo Việt Nam.

Trích đoạn nhạc kịch "Đức vua hóa Phật":

Tình Lê

Lê Anh Dũng

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/xuc-dong-khi-tang-ni-sinh-dien-nhac-kich-ke-cuoc-doi-duc-vua-thanh-phat-2360774.html
Zalo