Vợ nấu cháo không bỏ hành, chồng đổ ụp vào sọt rác, tối về mở tủ lạnh thì tím tái mặt mày
Tối hôm đó tôi đi làm về như mọi khi nhưng thấy nhà tối đèn. Vào trong thì không thấy vợ và con như mọi khi đâu. Nhấc máy gọi cả chục cuộc mà vợ cũng không thèm bắt máy.
Vợ suốt ngày chỉ ở nhà chăm con cũng không nên hồn, tôi bảo cô ấy kiếm việc làm thêm, vừa làm vừa chăm con cũng không nghe. Tôi chẳng thấy mình làm gì sai mà cô ấy lại đùng đùng đối xử với tôi thế này.

Ảnh minh họa
Tôi và vợ lấy nhau khi cả hai không có gì trong tay, gia đình hai bên cũng không có điều kiện. Vậy nên tôi đã luôn cố gắng dặn lòng sẽ phải cố gắng thật nhiều nhưng có lẽ, chỉ mình cố thì không đủ, vợ sống không biết điều thì chồng có cố gắng đến mấy cũng khổ.
Chúng tôi kết hôn được một năm thì vợ bắt đầu mang bầu nhưng hành trình không được suôn sẻ, cô ấy sức khỏe yếu nên thường xuyên bị động thai. Lúc đó cô ấy chủ động xin nghỉ việc để ở nhà dưỡng thai, gánh nặng kinh tế bắt đầu đè nén lên một mình tôi.
Cô ấy ở quê với bố mẹ chồng còn tôi thì đi làm trên thành phố, cách nhà khoảng 70 cây số. Vì thường xuyên phải làm ca đêm nữa nên tôi thuê phòng trọ, chỉ thỉnh thoảng về vào mỗi dịp cuối tuần. Vậy mà cô ấy không biết thương chồng, cứ thỉnh thoảng lại nói bóng gió:
- Em bầu thèm ăn sầu riêng quá mà không dám mua vì sợ mẹ chê tiêu hoang.
Có lần thì thèm sầu riêng, có lần lại thèm mít. Lần đầu tôi còn chạy xe máy từ thành phố mang về cho nhưng lần sau tôi nói cô ấy cố nhịn, cuối tuần tôi mua về cho. Vậy nhưng cuối tuần lại dở chứng kêu hết thèm, không muốn ăn nữa. Tôi bực lắm nhưng cố nhịn vì biết cô ấy đang bầu, tính tình chắc thay đổi.

Ảnh minh họa
Vậy nhưng giờ đây cô ấy sinh con rồi thì làm gì cho mình cái quyền làm mình làm mẩy nữa.
Sau khi sinh con, cô ấy kêu ở nhà với mẹ chồng bức bách không chịu nổi nên tôi cũng miễn cưỡng chiều theo, đưa hai mẹ con cô ấy lên thành phố sống trong nhà thuê.
Hàng ngày, cô ấy chỉ việc ở nhà chăm con, nấu mấy bữa cơm cũng không nên hồn. Có những ngày tôi đi làm đến 7h tối về nhà cô ấy vẫn chưa nấu cơm xong, con cái thì khóc oang nhà khiến tôi mệt mỏi chửi cô ấy vài câu:
- Em chỉ việc nhà chăm con, nấu cơm mà cũng làm không xong. Em biết anh đi làm cả ngày vất vả thế nào không mà không chuẩn bị cho anh được một bữa cơm tử tế.
- Hôm nay con sốt nên quấy quá, một mình em tải không nổi. Lúc con ngủ, em mệt quá nên cũng ngủ quên mất. Giờ em dậy cắm cơm luôn đây, rau nhặt rồi, luộc loáng là xong.
- Thôi, giờ còn ăn uống gì nữa. Em tự nấu rồi ăn với con đi, anh ra ngoài ăn.
Nói xong tôi bỏ ra ngoài ăn cũng chẳng thèm quan tâm cô ấy có nấu cơm hay không. Coi như một lần cương quyết để cô ấy phải nhận ra sai lầm của mình.

Ảnh minh họa
Khi con được 7 tháng, tôi thấy cô ấy ở nhà cũng nhàn nên có bảo cô ấy nhận thêm việc gì đó mà vừa làm vừa trông con.
- Một mình anh đi làm cũng áp lực kinh tế lắm. Em ở nhà chăm con về cơ bản cũng không nhiều việc, em có thể kiếm thêm việc gì đó như bán hàng hay nhận đơn về nhà mà làm. Vừa có kinh tế mà con cái lại được chăm sóc đủ đầy, cơm nước được cho anh.
Cô ấy cũng vâng dạ nhưng chẳng thấy làm thêm gì nên cuối cùng, lương của tôi chỉ chi tiêu vào việc thuê nhà, ăn uống, bỉm sữa cho con là tháng nào cũng hết bay.
Cô ấy đã không đi làm nhưng cuối cùng vẫn không chăm chút chồng con được hẳn hoi. Con mới chưa đầy tuổi mà tháng nào cũng đôi lần vào viện, tôi xót con, xót tiền lắm mà chả biết cô ấy làm mẹ kiểu gì lại thế.
Còn nói lại chuyện cơm nước thì vẫn không cải thiện. Đỉnh điểm là lần đó, tôi phải đi tiếp khách tới tối khuya mới về. Vì say rượu nên sáng ra tôi nói cô ấy nấu cho tôi bát cháo cho dễ nuốt lại tỉnh rượu. Tưởng đâu sẽ được vợ nấu cho bát cháo thơm ngon, ai dè đánh răng rửa mặt xong vào trong nhà, nhìn bát cháo chẳng khác nào Thị Nở nấu cho Chí Phèo.
- Tôi đã bảo cô bao nhiêu lần rồi, nấu cháo là phải có hành mà cô xem, bát cháo của cô chẳng khác nào cháo hoa, đã không có hành còn chẳng có tí thịt nào. Nhìn chẳng muốn ăn.

Ảnh minh họa
- Sáng nay con dậy sớm nên em không đi chợ được, trong tủ còn tí thịt nên em bỏ vào nồi nấu cháo luôn chứ nếu đi mua hành nữa thì ai trông con.
- Con con con, suốt ngày con. Sao lúc nào cô cũng lấy con ra làm bia đỡ đạn cho mình vậy. Tưởng ở nhà chăm con là được làm bà hoàng à. Cô chăm con còn nhàn hơn tôi đi làm đấy.
Nói xong tôi tức đổ ụp bát cháo vào sọt rác xách xe đi làm luôn. Trước khi đi, tôi nói với lại chửi vợ vài câu:
- Đòi ở nhà cho ở nhà, đòi ôm con lên đây ở tôi cũng đã chiều. Rồi giờ chỉ có việc ở nhà chăm con cũng không nên hồn, con thì suốt ngày ốm còn không nấu được cho chồng bữa cơm bữa cháo nào nên hồn. Lần này là lần cuối đấy nhé, đừng để tôi bực mình thêm.
Tối hôm đó tôi đi làm về như mọi khi nhưng thấy nhà tối đèn. Vào trong thì không thấy vợ và con như mọi khi đâu. Nhấc máy gọi cả chục cuộc mà vợ cũng không thèm bắt máy.
Đang lúc bực mình vì không biết cho con đi đâu chơi mà không biết đường về, tôi mở tủ quần áo định lấy quần áo thay thì khá bất ngờ khi không thấy đồ dùng của vợ và con đâu.
Tôi bắt đầu hoang mang đi lùng sục khắp nhà, mở tủ lạnh thì ngỡ ngàng khi trong đó chất đầy hành, từ hành tươi đến hành khô đủ cả.
Trong đó, vợ để lại mẩu giấy viết vài câu "Anh thích hành tôi mua cho anh cả tủ hành, dùng đến hết đời đi. Tôi và con về nhà mẹ đẻ rồi, đừng tìm nữa. Mang giấy ly hôn về đây tôi ký".
Tôi tím tái mặt mày vì không nghĩ có mỗi chuyện tôi mắng cô ấy nấu cháo thiếu hành mà giờ cô ấy đòi ly hôn với tôi, lại còn đem cả con theo. Tôi không hiểu mình đã làm gì sai và quá đáng?
Tâm sự từ độc giả haian...
Chăm sóc con cái là một hành trình đầy thử thách, và vai trò của người vợ trong việc này thường rất nặng nề. Khi người vợ phải một mình gánh vác nhiều trách nhiệm, từ việc thức dậy vào giữa đêm để cho con bú, đến việc lên kế hoạch cho bữa ăn và dọn dẹp nhà cửa, áp lực có thể trở nên rất lớn. Trong bối cảnh đó, sự thấu hiểu và hỗ trợ từ người chồng không chỉ cần thiết mà còn là điều kiện tiên quyết để xây dựng một gia đình hạnh phúc.
Người chồng cần nhận thức rằng, việc chăm sóc con cái không phải là trách nhiệm của người vợ một mình. Đó là nhiệm vụ chung của cả hai. Khi người chồng cùng tham gia vào quá trình chăm sóc con, từ việc thay tã, chơi đùa, đến việc đưa con đi học hay tham gia các hoạt động ngoại khóa, không chỉ giảm bớt gánh nặng cho vợ mà còn giúp xây dựng mối quan hệ gắn kết hơn với con cái.
Sự đồng hành của người chồng thể hiện trong những hành động nhỏ nhặt hàng ngày. Ví dụ, việc dành thời gian mỗi ngày để hỏi han vợ về những khó khăn trong việc nuôi dạy con, chia sẻ công việc nhà, hay chỉ đơn giản là dành một buổi tối để cả gia đình quây quần bên nhau sẽ tạo ra một không khí tích cực hơn trong gia đình. Việc này không chỉ giúp vợ cảm thấy được hỗ trợ mà còn giúp chồng hiểu thêm về những thách thức mà vợ đang phải đối mặt.
Ngoài ra, việc người chồng tham gia tích cực vào việc chăm sóc con cái còn giúp trẻ cảm nhận được tình yêu và sự quan tâm của cả cha lẫn mẹ. Điều này không chỉ thúc đẩy sự phát triển tâm lý của trẻ mà còn tạo tiền đề cho những mối quan hệ gia đình bền vững trong tương lai. Khi trẻ thấy cha mẹ cùng nhau chăm sóc và yêu thương, chúng sẽ học được những giá trị tích cực về tình yêu thương, sự chia sẻ, và trách nhiệm.
Hãy cùng nhau xây dựng một môi trường gia đình đầy yêu thương và hỗ trợ. Sự thấu hiểu và đồng hành của người chồng không chỉ giúp vợ cảm thấy nhẹ nhõm hơn mà còn tạo ra một không khí gia đình hạnh phúc. Hãy nhớ rằng, tình yêu và sự chia sẻ trách nhiệm sẽ là nền tảng vững chắc cho một gia đình hạnh phúc và phát triển.