Video tiểu hành tinh cháy sáng rực trên bầu trời

Một tiểu hành tinh đã bốc cháy trong bầu khí quyển của Trái đất phía trên miền đông Siberia tối hôm 3/12.

Tiểu hành tinh cháy sáng rực trên bầu trời Nga tối hôm 3/12/2024.

Tiểu hành tinh cháy sáng rực trên bầu trời Nga tối hôm 3/12/2024.

Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra vật thể này vào tối 3/12, và đặt tên là COWECP5. Họ ước tính, nó có kích thước khoảng một mét, mặc dù sau đó đã được điều chỉnh xuống còn khoảng 70 cm.
Vật thể rơi xuống đã lướt qua Sông Lena ở Yakutia vào khoảng 7 giờ tối (theo giờ Moscow), với một tia sáng chói trên bầu trời có thể nhìn thấy từ hàng trăm km.

Đường đi của tiểu hành tinh đã đưa nó ngay phía trên thị trấn Olyokminsk, một cộng đồng có khoảng 10.000 cư dân, cách Yakutsk khoảng 650 km về phía tây nam. Điều này đã mang đến cho cư dân thị trấn Olyokminsk một vị trí thuận lợi để có thể chứng kiến một màn trình diễn ánh sáng hiếm gặp này.

"Có phải vậy không?", một số cư dân địa phương nói trong các video được đăng trên mạng xã hội, khi vật thể bốc cháy trong bầu khí quyển.

Cơ quan vũ trụ Mỹ NASA cho biết, COWECP5 đã được Hệ thống cảnh báo cuối cùng về tác động của tiểu hành tinh trên Trái đất (ATLAS) phát hiện, nhằm mục đích cung cấp thông báo trước một tuần về các vật thể không gian đang bay tới. Trong trường hợp này, thời gian giữa phát hiện và tác động chỉ là bảy giờ.

Tiểu hành tinh hôm 3/12 là tiểu hành tinh thứ tư va vào bầu khí quyển trong năm nay, nhưng nhỏ và không gây nguy hiểm.

Theo một nghiên cứu năm 2017, một vật thể cần có đường kính khoảng 18 mét mới có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng.

Vật thể nổ tung trên bầu trời thành phố Chelyabinsk của Nga năm 2013 có đường kính 17-20 mét. Vụ nổ của nó đã gây ra sóng xung kích làm vỡ cửa sổ trên mặt đất, làm bị thương và bỏng hơn 1.000 người.

Theo RT

Hoàng Vân

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/video-tieu-hanh-tinh-chay-sang-ruc-tren-bau-troi-post711048.html
Zalo