Vị vua Việt nào đặt nhiều niên hiệu nhất?

Đây là vị vua đặt nhiều niên hiệu nhất trong sử Việt. Trong thời gian trị vì, ông đã đặt tổng cộng 8 niên hiệu.

1. Vị vua Việt nào đặt nhiều niên hiệu nhất?

Lý Nhân Tông

0%

Trần Nghệ Tông

0%

Lý Cao Tông

0%

Lý Anh Tông

0%

Chính xác

Lý Nhân Tông (1066 – 1128), vua thứ 4 của nhà Lý, là vị vua đặt nhiều niên hiệu nhất lịch sử phong kiến Việt Nam. Trong thời gian trị vì, ông đã đặt 8 niên hiệu, gồm Thái Ninh (1072-1076) nghĩa là thiên hạ được an ninh cực lạc, Anh Vũ Chiêu Thắng (1076-1084) nghĩa là vũ lực hùng mạnh đem lại chiến thắng rực rỡ, Quảng Hựu (1085-1092) nghĩa là sự phù hộ lan tỏa rộng khắp, Hội Phong (1092-1100) nghĩa là sự hội tụ phong phú, Long Phù (1101-1109) nghĩa là điềm rồng xuất hiện báo hiệu sự phù trợ tốt đẹp, Hội Tường Đại Khánh (1110-1119) nghĩa là hội tụ các điều tốt lành lớn, Thiên Phù Duệ Vũ (1120-1126) nghĩa là Trời phù giúp để có võ công rực rỡ, Thiên Phù Khánh Thọ (1127) nghĩa là Trời phù hộ của vua được hưởng thọ.

2. Ông là vị vua ở ngôi lâu nhất sử Việt, đúng hay sai?

Đúng

0%

Sai

0%

Chính xác

Lý Nhân Tông là vị vua ở ngôi lâu nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ông lên ngôi năm 1072, khi mới 6 tuổi, trị vì Đại Việt đến năm 1127, tổng cộng gần 56 năm. Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi: “Vua trán dô mặt rồng, tay dài quá gối, sáng suốt thần võ, trí tuệ hiếu nhân, nước lớn sợ, nước nhỏ mến, thần giúp người theo, thông âm luật, chế ca nhạc, dân được giàu đông, mình được thái bình, là vua giỏi triều Lý. Tiếc rằng mộ đạo Phật, thích điềm lành, đó là điều lụy cho đức tốt”.

3. Lên ngôi khi còn nhỏ, ai là người giúp sức cho ông giữ nước?

Phùng Hưng

0%

Trần Hưng Đạo

0%

Ngô Quyền

0%

Lý Thường Kiệt

0%

Chính xác

Thời điểm vua Lý Nhân Tông mới lên ngôi, nhà Tống muốn nhân lúc vua Lý còn nhỏ mang quân đánh chiếm. Nhờ vào khả năng quân sự của Lý Thường Kiệt, nước Đại Việt đã đứng vững trong cuộc chiến với quân đội nhà Tống. Thời đại của vua Lý Nhân Tông cùng với ông nội là Lý Thái Tông và cha là Lý Thánh Tông được xem là thời thịnh vượng của nhà Lý, sử sách gọi thời kỳ này là Bách niên Thịnh thế.

4. Ông là vị vua đầu tiên trong sử Việt làm điều gì?

Viết chiếu nhận lỗi với dân

0%

Không quỳ lạy khi nhận chiếu chỉ phương Bắc

0%

Tổ chức khoa cử để tuyển chọn nhân tài

0%

Tiến hành lễ cày tịch điền

0%

Chính xác

Theo Giản yếu sử Việt Nam, là người chú trọng phát triển giáo dục, năm 1075 vua Lý Nhân Tông xuống chiếu tuyển Minh Kinh bác học và thi Nho học tam trường nhằm tuyển chọn nhân tài cho đất nước. Đó là khoa thi đầu tiên trong lịch sử thi cử ở Việt Nam. Khoa đó chọn được 10 người, thủ khoa là Lê Văn Thịnh.

Ngoài ra, tiếp nối việc vua cha Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu vào năm 1070, năm 1076, Lý Nhân Tông cho mở Quốc Tử Giám ở ngay phía sau Văn Miếu, tuyển chọn con em hoàng tộc và quan lại triều đình cho vào học. Nhà vua chọn những danh nho và những vị khoa bảng nổi tiếng làm thầy giảng dạy. Quốc Tử Giám trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam.

5. Sau này, ông truyền ngôi cho ai?

Con trai cả

0%

Con trai thứ 2

0%

Con trai thứ 3

0%

Cháu họ

0%

Chính xác

Tuy ở ngôi lâu năm nhưng Lý Nhân Tông không có con trai để nối dõi. Ông nhận nuôi một người cháu (con của em trai) là Lý Dương Hoán rồi lập làm thái tử. Đó là Lý Thần Tông, làm vua trong vòng 11 năm sau khi Nhân Tông mất. Vua chỉ có 1 người con gái ruột là Diên Bình công chúa.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Năm 1117 vua viết chiếu ban ra trong hoàng tộc, nói rằng: Trẫm cai trị muôn dân mà lâu không có con nối, ngôi báu của thiên hạ biết truyền cho ai? Vậy nên trẫm nuôi con trai của các công hầu Sùng Hiền, Thành Khánh, Thành Quảng, Thành Chiêu, Thành Hưng, chọn người nào giỏi thì lập làm Thái tử. Bấy giờ con Sùng Hiền hầu là Lý Dương Hoán mới lên 2 tuổi mà thông minh lanh lợi, Nhân Tông rất yêu và bèn lập làm Hoàng thái tử”.

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/vi-vua-viet-nao-dat-nhieu-nien-hieu-nhat-2370549.html
Zalo