Vị vua nào lên ngôi từ 7 tuổi, rất giỏi về vô tuyến điện?

Đây là vị hoàng đế trẻ tuổi nhưng đầy bản lĩnh. Dưới thời ông, xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi trước làn sóng du nhập của văn minh phương Tây.

1. Vị vua triều Nguyễn nào giỏi về vô tuyến điện?

Vua Gia Long

0%

Vua Minh Mạng

0%

Vua Thành Thái

0%

Vua Duy Tân

0%

Chính xác

Theo sách "Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn", trong thời gian bị lưu đày tại đảo Réunion ở Ấn Độ Dương, vua Duy Tân học về vô tuyến điện. Qua quá trình mày mò, học hỏi, ông có thể sử dụng, sửa chữa thành thạo những chiếc vô tuyến thời bấy giờ.

2. Vị vua này lên ngôi năm bao nhiêu tuổi?

5 tuổi

0%

7 tuổi

0%

15 tuổi

0%

Chính xác

Vua Duy Tân có tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh San, sinh ngày 26/8 năm Canh Tý (tức 9/9/1900). Ông là con của hoàng đế Thành Thái với bà Tài nhân Nguyễn Thị Định.

Sau khi vua Thành Thái bị đi đày ở Vũng Tàu, thực dân Pháp và triều Nguyễn bàn bạc việc lập người kế vị.

Ngày 28/7/1907 (năm Đinh Mùi), hoàng tử Nguyễn Phúc Vĩnh San, 7 tuổi, được Pháp chọn, đã chính thức lên làm vua, lấy niên hiệu là Duy Tân. Khi lên ngôi, triều đình xin tăng cho vua một tuổi. Bởi vậy, sử sách thường ghi chép ông lên ngôi năm 8 tuổi.

Cuốn “Chuyện những ông hoàng triều Nguyễn” ghi chép, khi lên ngôi, áo quần chưa kịp may, Vĩnh San phải quàng chiếc áo long bào của Thành Thái có đủ cân đai nặng đến 5 kg. Mặc áo vào, nhà vua đi không nổi phải ngồi một chỗ.

3. Vì sao Pháp lại chọn hoàng tử mới 7 tuổi này lên ngôi vua?

Do ông có tài năng xuất chúng

0%

Do ông là con trưởng của vua Thành Thái

0%

Do Pháp nghĩ vua Duy Tân nhỏ tuổi, dễ sai khiến

0%

Do vua Duy Tân có lập trường thân Pháp

0%

Chính xác

Vua Duy Tân là con thứ năm của hoàng đế Thành Thái.

Vua Thành Thái rất đông con, đáng lẽ người kế vị phải là con trưởng. Thế nhưng, phía Pháp không chọn. Viện Khâm sứ đề nghị Viện Cơ mật cho dẫn các hoàng tử của vua Thành Thái tới để lựa chọn. Các hoàng tử có mặt đầy đủ, duy hoàng tử út Vĩnh San, khi đó mới 7 tuổi, đang chui dưới gầm giường bắt dế khiến mọi người đi tìm.

Thấy Vĩnh San nhỏ tuổi, lại tỏ ra nhút nhát, sợ Tây, người Pháp rất ưng ý và chọn để trấn phong. Sách "Vua Duy Tân" của tác giả Hoàng Hiển xuất bản năm 1995 viết các anh em của Vĩnh San bị loại với nhiều lý do, trong đó quan trọng nhất là "các trẻ thừa kế mang những tật xấu của bố (tức vua Thành Thái), đều có bộ mặt khó coi, tay chân lỏng khỏng, vẻ mặt thâm hiểm". Mưu đồ của Pháp là đưa một ông vua chưa biết gì về vận nước, không có tinh thần chống Pháp để dễ bề sai khiến về sau, càng nhỏ tuổi càng dễ uốn nắn.

4. Ngay từ khi mới lên ngôi, vị vua này đã tỏ thái độ khiến Pháp nhận ra thật sai lầm khi chọn ông làm vua?

Đúng

0%

Sai

0%

Chính xác

Được chọn vì tuổi nhỏ, trông có vẻ ngờ nghệch, ốm yếu nhưng ngay sau lễ tôn vương một ngày, vua Duy Tân tỏ thái độ không hề sợ Tây. Ông nói năng đúng khẩu khí vương quyền. Tiếp Toàn quyền Đông Dương và Khâm sứ Trung Kỳ, ông vua nhỏ nói thẳng bằng tiếng Pháp.

Khi chọn niên hiệu, Vĩnh San lấy chữ "Duy Tân", có nghĩa là thuật cải cách hoặc nhà vua canh tân (đổi mới). Người Pháp khi ấy muốn dân An Nam mãi lạc hậu để dễ bề cai trị mà Vĩnh San lên ngôi lấy hai chữ "Duy Tân" thì đó là thách thức với thực dân.

Một nhà báo tường thuật buổi lễ tôn vương này chưa tiên đoán được những hành vi chống Pháp của vua Duy Tân sau này nhưng đã cảm nhận ra được sự nhầm lẫn của thực dân Pháp khi chọn Vĩnh San làm vua nước Nam. Ông đã kết thúc bài báo bằng câu tiếng Pháp tạm dịch là: "Một ngày trên ngai vàng đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của một cậu bé lên tám".

Lên ngôi vua, Duy Tân được người Pháp tạo điều kiện để vui chơi nhằm quên đi việc nước. Nhưng ông miệt mài học tập để am hiểu nhiều lĩnh vực như tiếng Pháp, triết học, chính trị học, luật lệ, triều chính... Ông sử dụng thành thạo nhiều nhạc cụ như đàn nguyệt, đàn tranh, và tiếp thu kiến thức văn hóa, thành tựu của phương Tây. Giáo sư Ébérhard dạy ông Pháp văn, Triết, Chính trị học thường nói với các viên chức quanh mình: "Vị thiếu đế này sẽ là nhân vật không tầm thường".

5. Ông vua này từng lãnh đạo thành công cuộc khởi nghĩa ở Trung Kỳ?

Đúng

0%

Sai

0%

Chính xác

Vua Duy Tân là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở Trung Kỳ, do chí sĩ Thái Phiên và Trần Cao Vân cầm đầu, năm 1916. Tuy nhiên, cuộc chiến thất bại do trước đó vài hôm, một người trong lực lượng nổi dậy làm lộ tin. Hoàng đế được xem trẻ người non dạ, bị nghĩa quân lôi kéo nên không bị kết án nhưng vẫn bị lưu đày sang đảo Réunion ở châu Phi, sau nhiều lần không chịu thỏa hiệp trước quân Pháp.

6. Nguyên nhân khiến vị vua này qua đời là gì?

Ông mắc bệnh nặng

0%

Bị Pháp hành quyết

0%

Tử nạn máy bay

0%

Chính xác

Trong thời gian lưu đày, vua Duy Tân vẫn tỏ ý gần Pháp để tìm cách quay lại đất liền đấu tranh chống Pháp. Nhiều lần vua Duy Tân muốn tham gia quân đội Pháp nhưng đều bị từ chối vì được cho là khó mua chuộc, lập mưu đồ rời khỏi đảo để tái lập ngôi báu.

Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, nước Pháp phải đương đầu với Đức quốc xã. Tướng De Gaulle kêu gọi kháng chiến. Duy Tân gia nhập quân đội và đến năm 1945 ông đã được thăng đến cấp thiếu tá. Sau đó, De Gaulle ủng hộ cựu hoàng về Việt Nam tham gia chính sự.

Trước khi về nước, cựu hoàng đáp máy bay từ Pháp về đảo Réunion để thăm các con. Bà Fernande Antier, vợ Duy Tân kể lại “Được tin cựu hoàng sẽ về thăm nhà, cả gia đình chúng tôi ngồi trông, nhưng sau đó không thấy ngài về. Chúng tôi đánh điện hỏi khắp các sân bay nằm trên đường bay từ Paris về Réunion. Đến chiều hôm sau, chúng tôi đau đớn nhận tin: cựu hoàng đã tử nạn”.

Trên đường đến đảo, máy bay đâm vào một ngọn núi và rơi gần làng Bassako, thuộc phân khu M’Baiki, Cộng hòa Trung Phi. Hôm ấy là ngày 26/12/1945.

Thi thể vua Duy Tân được an táng tại nghĩa trang công giáo M’Baiki. 42 năm sau, vào tháng 4/1987, hài cốt của ông mới được con cháu mang về Huế và an táng trong khu vực An Lăng, bên cạnh mộ vua cha Thành Thái.

Hoàng Linh

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/vi-vua-nao-len-ngoi-tu-7-tuoi-rat-gioi-ve-vo-tuyen-dien-2369780.html
Zalo