Vì sao lăng mộ La Mã cổ được canh gác bởi 2 đầu bò?
Đầu bò chạm khắc được tìm thấy trong lăng mộ thời La Mã. Những chiếc đầu bò như thế này được sử dụng ở khắp Hy Lạp và La Mã cổ đại để xua đuổi tà ma, tượng trưng cho sức mạnh và quyền lực.

Tại thành phố cổ Tharsa, nằm gần làng Kuyulu dọc theo Đường cao tốc Adıyaman-Şanlıurfa ở phía đông nam đất nước Thổ Nhĩ Kỳ, các nhà khảo cổ học thuộc Bảo tàng Adıyaman đã khai quật được một lăng mộ đá thời La Mã cổ đại đáng chú ý. Ảnh: @iha.new.

Nó được các chuyên gia khảo cổ đặt tên là Lăng mộ đá Turuş. Ảnh: @iha.new.

Theo Mustafa Çelik, Phó Giám đốc Bảo tàng Adıyaman cho biết, lăng mộ được xây dựng bằng cách đục đẽo nền đá từ mặt đất đi xuống. Ảnh: @iha.new.

Lăng mộ chính được tiếp cận sau 10-13 bậc thang đi xuống. Ảnh: @iha.new.

Điều đáng nói là lăng mộ đá 2.000 năm tuổi này được trang trí bằng hai đầu bò đá chạm khắc tinh xảo ngay lối cổng vào lăng mộ ngầm. Ảnh: @iha.new.

Các cuộc thăm dò chuyên sâu cho thấy, những chiếc đầu bò đá này được gọi là bucrania, chúng được chạm khắc trực tiếp vào nền đá ngay cổng vào lăng mộ chính. Ảnh: @iha.new.

Theo các tài liệu lịch sử La Mã cổ đại để lại, đầu bò tượng trưng cho sức mạnh và quyền lực, có nguồn gốc sâu xa trong văn hóa La Mã. Chúng gắn liền với thần Jupiter, không chỉ đại diện cho sức mạnh của vị thần này, mà còn nhấn mạnh vai trò của vị thần này trong việc thanh lọc và bảo vệ. Ảnh: @Alexander Ancient Art.

Thậm chí, trong tiền xu La Mã cổ đại cũng có in hình đầu bò thường được dùng để tượng trưng cho sức mạnh và khả năng sinh sản, gắn liền với thần Mars. Ảnh: @Institute of Classical Architecture & Art.

Đầu bò cũng là biểu tượng của thành phố Athens, và được mô tả trên nhiều đồng tiền xu của người Athens như một biểu tượng cho sức mạnh và quyền lực của thành phố. Ảnh: @MA-Shops.

Trong bối cảnh của lăng mộ đá Turuş này, đầu bò đá (bucrania) được cho là đóng vai trò là kẻ canh gác, bảo vệ linh hồn người đã khuất khỏi những linh hồn ma quỷ, và giúp đảm bảo một lối đi an toàn đến thế giới bên kia. Ảnh: @iha.new.

Giữa hai sừng trên đầu bò này còn có các tác phẩm chạm khắc được trang trí bằng vòng hoa và dấu hoa thị, làm tăng thêm tính thiết kế phức tạp của chúng. Ảnh: @iha.new.

Việc đưa cấu trúc đầu bò đá (bucrania) vào kiến trúc lăng mộ có liên quan đến các phong tục tang lễ La Mã rộng lớn hơn, phát triển đáng kể theo thời gian. Ảnh: @iha.new.

Ban đầu, hỏa táng là phương pháp xử lý người chết chủ yếu, với tro cốt được bỏ trong bình đựng sau khi thi thể được thiêu trên giàn hỏa táng. Tuy nhiên, từ thế kỷ thứ 2 Sau Công nguyên trở đi, việc chôn cất trở nên phổ biến hơn, do chịu ảnh hưởng bởi các nền văn hóa đa dạng hòa nhập vào Đế chế La Mã cổ đại. Ảnh: @iha.new.
Mời Quý Độc Giả cùng xem video: “Mở” xác ướp 3.000 năm của Pharaoh Ai Cập: Dung mạo thật "gây sốc" và những bí mật động trời. Nguồn video: @VGT TV - Đời Sống.