Vân Đồn hướng tới du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao
Vân Đồn hiện đang là một trong những điểm đến được nhiều du khách lựa chọn khi đến Quảng Ninh. Từ một huyện đảo hoang sơ, giờ đây, Vân Đồn đã trở thành động lực tăng trưởng mới của tỉnh, nơi kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo tồn di sản.
Có lẽ, Vân Đồn được nhiều người biết đến không chỉ bởi nơi đây chứa đựng cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, có nhiều bãi tắm đẹp, hoang sơ hay Vườn quốc gia Bái Tử Long với nhiều loài động, thực vật quý hiếm mà Vân Đồn còn được nhiều du khách tìm đến để tìm hiểu về văn hóa tâm linh với dấu ấn của một thương cảng sầm uất bậc nhất một thời, hay đền thờ những vị tướng tài của dân tộc...
Với diện tích 551km² đất liền và 1.620km² mặt biển, Vân Đồn sở hữu hơn 600 hòn đảo lớn nhỏ với nhiều bãi biển đẹp như: Bãi Quan Lạn, Bãi Minh Châu, Bãi Dài, Bãi Sơn Hào,... cùng nhiều hòn đảo được ví như “viên ngọc thô” chưa được mài giũa. Nhận thấy tiềm năng này, từ năm 2020, Quảng Ninh đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2030, tầm nhìn 2040, với mục tiêu biến nơi đây thành trung tâm du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao.
Với thế mạnh đó, năm 2024, UBND tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Vân Đồn đến năm 2030, định hướng đến năm 2040. Theo đó, Quảng Ninh định hướng phát triển Vân Đồn trở thành khu kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực, trung tâm công nghiệp giải trí có casino, du lịch biển - đảo cao cấp, dịch vụ tổng hợp; là đô thị đồng bộ về hạ tầng, xanh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với bảo tồn địa hình, cảnh quan, bản sắc riêng, khai thác tốt, hiệu quả lợi thế riêng biệt về vị trí địa lý, môi trường tự nhiên.

Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor City sở hữu 02 km đường bờ biển hoang sơ tuyệt mỹ cùng địa hình cao dần; hội tụ vẻ đẹp thiên nhiên.
Phó chủ tịch UBND huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - ông Đào Văn Vũ cho biết, “Vân Đồn sẽ là động lực tăng trưởng mới của tỉnh, nơi kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo tồn di sản. Chúng tôi cam kết theo đuổi mô hình tăng trưởng xanh, nơi mỗi dự án đều phải đạt chuẩn về tính bền vững.”.
Trước đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định về việc công bố các hành trình tham quan, du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long. Đây là một trong những cơ sở quan trọng để huyện Vân Đồn triển khai các hành trình tham quan du lịch trên vịnh Bái Tử Long và phát huy những lợi thế riêng có về tài nguyên thiên nhiên và du lịch của huyện.
Đồng thời, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ công bố, khai trương hành trình tham quan, du lịch trên vịnh Bái Tử Long. Đây là một sự kiện quan trọng, đánh dấu cho việc khai mở các hành trình, xây dựng và đưa vào khai thác thêm các sản phẩm phẩm du lịch để thu hút khách du lịch đến với Vân Đồn.
Đại diện Tập đoàn CEO cho biết: “Tại SonaseaVân Đồn Harbor City, Tập đoàn tập trung phát triển các sản phẩm lưu trú cao cấp như biệt thự nghỉ dưỡng, khách sạn quốc tế cũng như các sản phẩm du lịch phụ trợ như trung tâm mua sắm, bến du thuyền, khu vui chơi trong nhà và ngoài trời, trung tâm hội nghị quốc tế…. theo mô hình “All in One” - mọi trải nghiệm trong một điểm đến giải trí đẳng cấp. Tập đoàn tâm huyết, đồng hành cùng chính quyền địa phương đưa Vân Đồn vào bản đồ du lịch thế giới khai thác bền vững, hiệu quả các dự án hạ tầng đã đầu tư.”
Được biết, Tập đoàn CEO đang triển khai tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor City quy mô 358.3ha. Với thế "tọa sơn - hướng hải" rộng mở về phía vịnh Bái Tử Long hùng vĩ, Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor City sở hữu 02 km đường bờ biển hoang sơ tuyệt mỹ cùng địa hình cao dần; hội tụ vẻ đẹp thiên nhiên, bề dày lịch sử và những nét đặc sắc trong văn hóa của Vân Đồn.

Vân Đồn đang được tỉnh Quảng Ninh định hướng trở thành trung tâm du lịch biển đảo cao cấp, kết hợp hạ tầng hiện đại với bảo tồn di sản.
Đặc biệt, điểm sáng được ví như cú hích đưa Vân Đồn thành trung tâm du lịch biển đảo là dự án bến cảng Ao Tiên trị giá 610 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2025. Với diện tích gần 30 ha, khả năng tiếp nhận đồng thời 150 tàu du lịch các loại, bến cảng Ao Tiên được thiết kế theo mô hình cảng xanh hiện đại, chú trọng yếu tố bền vững và thân thiện với môi trường. Hệ thống cầu cảng có thể tiếp nhận nhiều loại tàu với sức chứa lên đến 300 chỗ ngồi, phục vụ hơn 3 triệu lượt khách mỗi năm, giúp giảm áp lực lên các cảng biển truyền thống, rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển giữa đất liền và các đảo. Cảng Ao Tiên được kỳ vọng trở thành “cửa ngõ” kết nối Vân Đồn với các đảo lân cận như Cô Tô, Thanh Lân.
Có thể thấy, Vân Đồn đang hướng gần hơn đến mục tiêu phát triển du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao. Với khu phức hợp casino - khách sạn 5 sao tại đảo Cái Bầu được xây dựng với vốn đầu tư 2 tỷ USD, dự kiến thu hút 500.000 lượt khách/năm. Sân bay quốc tế Vân Đồn - công trình đầu tiên ở Việt Nam do tư nhân đầu tư - đã mở 20 đường bay nội địa và quốc tế, đón 2,5 triệu lượt khách năm 2023. Kết hợp với cao tốc Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái, hành trình từ Hà Nội đến Vân Đồn giờ chỉ còn 2,5 giờ, rút ngắn 50% thời gian so với trước. Đây đều là những nỗ lực để đưa Vân Đồn từ một điểm đến tiềm năng trở thành trung tâm du lịch biển đảo đẳng cấp.
Tuy nhiên, để khai thác tối đa tiềm năng này, địa phương cần có chính sách hỗ trợ đồng bộ từ xúc tiến đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch đến việc bảo vệ tài nguyên môi trường và gìn giữ giá trị văn hóa bản địa.
Đặc biệt, việc phát triển du lịch phải gắn với định hướng xanh và bền vững, xu hướng ngày càng trở thành tiêu chí hàng đầu đối với du khách quốc tế. Đây cũng là chìa khóa giúp Vân Đồn tạo sự khác biệt và nâng cao năng lực cạnh tranh trong khu vực.