TƯỜNG THUẬT TỌA ĐÀM: 'Tháo gỡ khó khăn về các văn bản quy phạm pháp luật, phát triển ngành phân bón trong nước'

9h30' sáng nay, 24/4, Báo Kiểm toán tổ chức Tọa đàm trực tuyến: 'Tháo gỡ khó khăn về các văn bản quy phạm pháp luật, phát triển ngành phân bón trong nước'. Tọa đàm được phát trực tiếp trên Báo điện tử Kiểm toán (baokiemtoan.vn) và trên các nền tảng khác của Báo Kiểm toán như: Youtube, Fanpage.

Tọa đàm trực tuyến: “Tháo gỡ khó khăn về các văn bản quy phạm pháp luật, phát triển ngành phân bón trong nước” sáng 25/4 với sự tham gia của 2 vị khách mời: TS. Nguyễn Trí Ngọc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam; Ông Trần Đại Nghĩa – Phó Tổng giám đốc Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao. Ảnh: Hoàng Long

Tọa đàm trực tuyến: “Tháo gỡ khó khăn về các văn bản quy phạm pháp luật, phát triển ngành phân bón trong nước” sáng 25/4 với sự tham gia của 2 vị khách mời: TS. Nguyễn Trí Ngọc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam; Ông Trần Đại Nghĩa – Phó Tổng giám đốc Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao. Ảnh: Hoàng Long

Chương trình có sự tham gia của 2 vị khách mời: TS. Nguyễn Trí Ngọc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam; Ông Trần Đại Nghĩa – Phó Tổng giám đốc Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao.

Sau gần 20 năm thực thi, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (Luật TCQC) cùng Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Luật CLSPHH) đã bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho ngành nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất phân bón. Dự kiến tháng 5/2025, Quốc hội sẽ thảo luận sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, mở ra cơ hội tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp.

Cũng trong tháng 3 vừa qua, 9 hội và hiệp hội ngành hàng đã gửi kiến nghị tới Tổng Bí thư Tô Lâm, đề xuất bãi bỏ quy định công bố hợp quy vì tính hình thức, gây tốn kém chi phí và thời gian, đồng thời đề nghị hợp nhất hai luật để tạo khung pháp lý đồng bộ, minh bạch, giảm thủ tục hành chính.

Để chia sẻ với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phân bón cũng như giúp dư luận có cái nhìn đầy đủ hơn về những nội dung này, Báo Kiểm toán phối hợp với Hiệp hội Phân bón Việt Nam tổ chức tọa đàm “Tháo gỡ khó khăn về các văn bản quy phạm pháp luật, phát triển ngành phân bón trong nước”.

 TS. Nguyễn Trí Ngọc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam trao đổi tại Tọa đàm. Ảnh: Hoàng Long

TS. Nguyễn Trí Ngọc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam trao đổi tại Tọa đàm. Ảnh: Hoàng Long

MC: Đầu tiên xin được trao đổi với TS. Nguyễn Trí Ngọc. Thưa ông, xin ông tóm lược sơ bộ về bức tranh ngành sản xuất phân bón trong nước hiện nay?

TS. Nguyễn Trí Ngọc:Hiện cả nước có 790 cơ sở sản xuất phân bón vô cơ và hữu cơ, trong đó 261 cơ sở sản xuất vô cơ, 161 cơ sở hữu cơ, 308 cơ sở vừa vô cơ vừa hữu cơ. Ước sản xuất được trên 20 triệu tấn các loại.

Nhu cầu sử dụng phân bón ở Việt Nam hiện nay vào khoảng 10,5 - 11 triệu tấn các loại một năm. Trong đó: Ure khoảng 1,6 - 1,8 triệu tấn, DAP khoảng 0,9 đến 1,0 triệu tấn, SA 0,8 - 0,9 triệu tấn, Kali 0,9 - 1,0 triệu tấn, phân chứa lân các loại trên 1,2 triệu tấn, phân NPK khoảng 3,5 triệu tấn.

Đáng chú ý, hiện tất cả các sản phẩm phân bón trước khi lưu thông trên thị trường đều phải công bố hợp quy theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

MC: Vâng, qua tóm tắt của TS. Nguyễn Trí Ngọc, chúng ta có thể thấy con số và những đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước là không hề nhỏ. Hiện các doanh nghiệp sản xuất phân bón đang đối mặt với rất nhiều thủ tục trong văn bản pháp luật về quản lý chất lượng của sản phẩm phân bón và công bố hợp quy sản phẩm. Xin ông chia sẻ quan điểm về những bất cập trong hai luật “gốc” là Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật?

TS Nguyễn Trí Ngọc: Theo quy định của Luật TCQC phân bón là sản phẩm hàng hóa nhóm 2 đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người: bảo vệ động vật, môi trường được quản lý bằng quy chuẩn kỹ thuật. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng. Tất cả các sản phẩm phân bón trước khi lưu thông trên thị trường đều phải công bố hợp quy theo quy định Luật TCQC và Luật CLSPHH. Số lượng sản phẩm phân bón do doanh nghiệp đã đăng ký lưu hành trên cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là trên 100.000 sản phẩm sản xuất trong nước và 15.000 sản phẩm nhập khẩu (số liệu thống kê được). Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng phải áp dụng quy chuẩn kỹ thuật có trách nhiệm phải công bố sản phẩm phù hợp quy chuẩn kỹ thuật (công bố hợp quy) và phải đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Công ty CP Phân bón Bình Điền đã nghiên cứu và đưa ra sản phẩm phân bón Đầu Trâu Bio-Canxi – giải pháp xử lý rơm rạ ngay trên đồng ruộng. Phân bón Bio-Canxi có hàm lượng canxi (Ca) cao và bổ sung các vi sinh vật đặc biệt có khả năng phân hủy mạnh chất hữu cơ. Ảnh: Phân bón Bình Điền

Công ty CP Phân bón Bình Điền đã nghiên cứu và đưa ra sản phẩm phân bón Đầu Trâu Bio-Canxi – giải pháp xử lý rơm rạ ngay trên đồng ruộng. Phân bón Bio-Canxi có hàm lượng canxi (Ca) cao và bổ sung các vi sinh vật đặc biệt có khả năng phân hủy mạnh chất hữu cơ. Ảnh: Phân bón Bình Điền

Quy định công bố hợp quy phân bón có nhiều bất cập về sự chồng chéo, xung đột giữa các quy định pháp luật hiện hành, mang nặng tính hình thức, gây tốn kém thời gian, chi phí cho doanh nghiệp. Cụ thể:

Thứ nhấtlà chồng chéo pháp luật: Hiện nay Luật trồng trọt quy định cơ sở sản xuất phân bón phải được cơ quan nhà nước chuyên ngành đánh giá điều kiện cơ sở vật chất, quy trình kiểm soát chất lượng và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh. Sau khi được cấp giấy, cơ sở chịu đán giá giám sát 2-3 năm/lần và chịu chi phí liên quan đến việc đánh giá, giám sát, đồng thời chịu sự kiểm tra, thanh tra tại nhà máy và lưu thông sản phẩm trên thị trường. Như vậy việc một tổ chức chứng nhận hợp quy đến nhà máy sản xuất phân bón đã được cơ quan nhà nước kiểm soát để lấy mẫu sản phẩm thử nghiệm là không cần thiết.

Thứ hailà tính xung đột pháp luật: Hiện nay đang có 2 loại hình văn bản pháp luật liên quan đến quản lý chất lượng của sản phẩm phân bón, văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và văn bản về QCVN của Bộ Khoa học Công nghệ, mỗi văn bản này quy định cách thức quản lý chất lượng phân bón khác nhau.

Như vậy, cũng là quản lý chất lượng sản phẩm phân bón, nhưng ban hành bằng QCVN thì phải công bố hợp quy, ban hành bằng thông tư thì không phải công bố hợp quy.

Thứ balà mang nặng tính hình thức: Sản phẩm phân bón có đảm bảo chất lượng là phụ thuộc vào quá trình cung cấp nguyên liệu đầu vào dùng để sản xuất, công thức (tỷ lệ nguyên liệu trong sản xuất) vì người sản xuất được quyền thay đổi nguyên liệu theo giá cả thị trường, miễn sản phẩm đầu ra đáp ứng tiêu chuẩn đã công bố. Đây là quy luật thị trường và trách nhiệm của người sản xuất. Việc đánh giá quá trình sản xuất, lấy mẫu để làm thủ tục công bố hợp quy hay đánh giá giám sát chỉ xảy ra ở thời điểm đánh giá, nhưng sau lấy mẫu đánh giá đó, có rất nhiều lô sản phẩm khác được sản xuất ra theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, việc đánh giá, lấy mẫu để công bố hợp quy tại 1 thời điểm hoàn toàn là hình thức, không mang lại giá trị cho mục đích kiểm soát chất lượng sản phẩm phân bón.

Thứ tưlà tốn thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, cụ thể:

Doanh nghiệp sản xuất phải chờ tổ chức đến đánh giá, lấy mẫu để có kết quả (giấy chứng nhận) nộp cho cơ quan nhà nước. Cơ quan nhà nước cấp bản thông báo tiếp nhận hợp quy chỉ ghi nhận sự cam kết của tổ chức, cá nhân. Quy định này không cần thiết nhưng đang làm mất thời gian của doanh nghiệp (trung bình 1-2 tháng).

Doanh nghiệp nhập khẩu phải công bố hợp quy 100% khi kiểm tra các lô sản phẩm nhập khẩu gây lãng phí tiền lưu công, lưu bãi, tiền thử nghiệm mẫu và thời gian chờ kết quả từ tổ chức đánh giá để làm thủ tục hải quan và bán hàng. Trong khi trong hồ sơ đăng ký nhập khẩu đã có quy định nộp kết quả phân tích từ bên xuất khẩu.

Ước tính chi phí hợp quy cho sản phẩm phân bón khoảng 3 triệu đồng/sản phẩm sản xuất trong nước hoặc 1 lô hàng nhập khẩu thì chi phí hợp quy cho toàn ngành phân bón sẽ vô cùng lớn (hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm, trong đso có những doanh nghiệp phải chi trả vài tỷ đồng/năm).

Như vậy, các chí phí hợp quy phân bón là một nguyên nhân làm tăng chi phí sản phẩm phân bón trong nước, giảm tính cạnh tranh với sản phẩm phân bón nhập khẩu và làm tăng giá thành sản xuất trồng trọt của người nông dân.

Dây chuyền sản xuất phân bón NPK của Công ty CP Phân bón Miền Nam

Dây chuyền sản xuất phân bón NPK của Công ty CP Phân bón Miền Nam

Bên cạnh đó, theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật: Tiêu chuẩn Quốc gia - TCVN do Bộ Khoa học Công nghệ xây dựng và ban hành để quản lý sản phẩm nhóm 2 trong đó có nhóm sản phẩm phân bón. Việt Nam có trên 10.000 tiêu chuẩn, hệ thống TCVN nhiều, chủ yếu dịch từ Tiêu chuẩn Quốc tế. Tiêu chuẩn cơ sở - TCCS do các doanh nghiệp ban hành. TCCS cũng rất nhiều; TCCS không sử dụng để làm chuẩn mực đánh giá sự phù hợp và không có ý nghĩa thực tế. Các thức xây dựng TCCS rất hình thức; xác nhận “đã công bố TCCS” có cần hay không? Khi mà Doanh nghiệp đã tự chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm hàng hóa và phải công bố trên nhãn mác. (Quy định về nhãn mác). Theo luật đã quy định Doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm thì không cần DN phải xác nhận TCCS. Vì vậy quy định về TCCS của doanh nghiệp không để làm gì cả và gây ra sự lãng phí rất lớn.

MC: Xin được hỏi ông Trần Đại Nghĩa, là doanh nghiệp trực tiếp sản xuất và kinh doanh phân bón, đơn vị đã phải đối mặt với những khó khăn, vướng mắc như thế nào về thời gian và chi phí đối với việc công bố hợp quy trong sản xuất phân bón?

Ông Trần Đại Nghĩa – Phó Tổng giám đốc Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao trao đổi tại tọa đàm. Ảnh: Hoàng Long

Ông Trần Đại Nghĩa – Phó Tổng giám đốc Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao trao đổi tại tọa đàm. Ảnh: Hoàng Long

Ông Trần Đại Nghĩa: Về vấn đề này, tôi xin được có 2 ý kiến như sau:

Thứ nhấtlà tính pháp lý về tiêu chuẩn, quy chuẩn của sản phẩm: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN) là quy chuẩn kỹ thuật cao nhất mà các doanh nghiệp hoạt động trong nước phải tuân thủ. Các sản phẩm đáp ứng Quy chuẩn Quốc gia là đã đảm bảo tính pháp lý cao nhất để được lưu hành trên thị trường. Các doanh nghiệp căn cứ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia để công bố tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm của mình, chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm đó khi lưu hành trên thị trường. Do đó việc bắt buộc đánh giá sự phù hợp dưới hình thức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy là không cần thiết.

Thứ hai,kết quả đánh giá hợp quy chỉ phản ánh tại thời điểm đánh giá chứ cũng không phản ánh cả quá trình; trong khi việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy gây tốn kém chi phí cho doanh nghiệp, đôi khi gây chậm trễ tiến trình đưa sản phẩm ra thị trường do phải chờ đợi thực hiện đủ các thủ tục để được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy, làm mất cơ hội của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, hiện Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao có gần 200 sản phẩm phân bón các loại, chi phí cho mỗi chu kỳ đánh giá chứng nhận hợp quy để đủ điều kiện công bố hợp quy là gần 01 tỷ đồng/năm, các chi phí này nằm trong chi phí sản xuất kinh doanh nên đương nhiên nó có tác động đến giá thành sản phẩm, và do đó phần nào có tác động đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm về giá.

MC: Dự kiến, vào tháng 5 tới đây, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV dự kiến sẽ thông qua dự thảo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sửa đổi) và dự thảo Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật (sửa đổi) nhằm tháo gỡ các bất cập liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp. Ông có đề xuất, kiến nghị cụ thể gì đối với 2 Luật “gốc” đã nêu ở trên và những quy định về bỏ công bố hợp quy cho phân bón?

TS Nguyễn Trí Ngọc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam đưa ra một số kiến nghị cụ thể tại tọa đàm nhằm gỡ khó những vướng mắc về thể chế cho doanh nghiệp phân bón trong nước. Ảnh: Hoàng Long

TS Nguyễn Trí Ngọc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam đưa ra một số kiến nghị cụ thể tại tọa đàm nhằm gỡ khó những vướng mắc về thể chế cho doanh nghiệp phân bón trong nước. Ảnh: Hoàng Long

TS Nguyễn Trí Ngọc: Để gỡ khó cho doanh nghiệp phân bón, Hiệp hội Phân bón Việt Nam kiến nghị cụ thể như sau:

Thứ nhấtlà đề nghị bỏ quy định công bố hợp quy tại Luật TCQC và Luật CLSP hàng hóa. Quy định quy chuẩn kỹ thuật để bắt buộc áp dụng, dùng để thanh tra kiểm tra nếu phát hiện vi phạm thì xử phạt. Bãi bỏ tiêu chuẩn cơ sở của doanh nghiệp, để doanh nghiệp xây dựng cơ sở dữ liệu, tự công bố chất lượng sản phẩm và tự chịu trách nhiệm. Chuyển từ quản lý tìm kiếm sang tập trung cho công tác hậu kiểm.

Thứ hai,chúng tôi được biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã có ý kiến nên nhập Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật vào thành một luật. Theo dự kiến, trong tháng 5 tới đây, Quốc hội sẽ thông qua 2 dự thảo luật sửa đổi này. Chúng tôi cho rằng việc nhập 2 luật này là thực sự cần thiết. Bên cạnh đó, việc nhập hai luật này cũng sẽ loại bỏ một số quy định không còn phù hợp; trong đó có bỏ chứng nhận hợp quy, bỏ xác định các hàng hóa thuộc Nhóm 2 - nhóm nguy hại. Theo kinh nghiệm quốc tế, các hàng hóa thuộc Nhóm 2 chỉ nên giới hạn ở 9 mặt hàng có nguy cơ gây độc hại và do Thủ tướng Chính phủ quy định, không nên để các Bộ tự quy định để đảm bảo lợi ích chung lớn nhất.

Chúng tôi cũng cho rằng, việc sửa đổi 2 Luật “gốc này” sẽ giúp thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về việc hoàn thiện thể chế về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Bên cạnh đó, việc sửa luật sẽ giúp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng.

Sản phẩm phân bón của Công ty CP Phân lân Nung chảy Văn Điển

Sản phẩm phân bón của Công ty CP Phân lân Nung chảy Văn Điển

Cùng đó, việc sửa luật còn giúp nâng cao tính khả thi của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật. Ngoài ra, việc sửa 2 luật này cũng bảo đảm sự tương thích giữa quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam với các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết trong lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và đánh giá sự phù hợp, giảm thiểu các rào cản kỹ thuật trong thương mại, thuận lợi hóa thương mại.

Cuối cùng chúng tôi cũng kiến nghị, cần sửa đổi Luật trồng trọt theo hướng bỏ khảo nghiệm những loại phân bón thông thường, cần thực hiện khảo nghiệm những loại phân bón mới.

MC: Là doanh nghiệp sản xuất phân bón, xin ông chia sẻ những kiến nghị cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn về thời gian và chi phí, thêm cơ hội cho doanh nghiệp phân bón phát triển, thưa ông?

Ông Trần Đại Nghĩa: Có rất nhiều bất cập trong quy định bắt buộc phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy. Để tháo gỡ những khó khăn về thời gian và chi phí, chúng tôi kiến nghị: cần bãi bỏ quy định bắt buộc chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy để giúp tăng thêm cơ hội cho doanh nghiệp phân bón phát triển, đồng thời cũng để các doanh nghiệp phân bón phục vụ tốt hơn, kịp thời hơn cho nền nông nghiệp hiện đại ngày nay.

MC: Thưa ông, ngoài sửa đổi QCVN 01-189:2019/BNNPTNT, Supe Lâm Thao có đề xuất gì để cải thiện khung pháp lý ngành phân bón?

Ông Trần Đại Nghĩa: Bên cạnh sửa đổi QCVN 01-189:2019/BNNPTNT, chúng tôi có một số kiến nghị liên quan khung pháp lý ngành phân bón như sau:

Thứ nhất, là kiến nghị bãi bỏ quy định bắt buộc khảo nghiệm phân bón.

Trước tiên chúng ta phải khẳng định rằng: Quy chuẩn Quốc gia về phân bón được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu chuyên sâu của các nhà khoa học trong hệ thống nghiên cứu Quốc gia, đã đảm bảo các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, an toàn sản phẩm và các yếu tố khác đối với cây trồng. Do đó, các phân bón đáp ứng các yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia là đã đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn cao nhất, đủ điều kiện lưu hành.

Việc bắt buộc khảo nghiệm phân bón gây tốn kém rất nhiều chi phí cho tổ chức, cản chở tiến trình đưa sản phẩm mới ra thị trường do phải đợi khảo nghiệm (tối thiểu 02 năm), làm tổ chức mất đi cơ hội khi không kịp thời lưu hành sản phẩm ra tại thời điểm thị trường có nhu cầu.

Việc bắt buộc khảo nghiệm phân bón gây tốn kém rất nhiều chi phí cho tổ chức, cản chở tiến trình đưa sản phẩm mới ra thị trường do phải đợi khảo nghiệm (tối thiểu 02 năm), làm tổ chức mất đi cơ hội khi không kịp thời lưu hành sản phẩm ra tại thời điểm thị trường có nhu cầu.

Việc bắt buộc khảo nghiệm phân bón gây tốn kém rất nhiều chi phí cho tổ chức, cản chở tiến trình đưa sản phẩm mới ra thị trường do phải đợi khảo nghiệm (tối thiểu 02 năm), làm tổ chức mất đi cơ hội khi không kịp thời lưu hành sản phẩm ra tại thời điểm thị trường có nhu cầu. Sự chậm chễ và tốn kém khiến các doanh nghiệp không hào hứng với việc đào sâu nghiên cứu sản xuất các phân bón thế hệ mới, tối ưu cho nền nông nghiệp hiện đại. Điều này gián tiếp cản chở việc cho ra đời các phân bón thế hệ mới, cản chở tiến trình chuyển dịch cơ cấu nền nông nghiệp theo hướng bền vững.

Thứ hai,những khó khăn trong sản xuất phân bón Phân supephosphat đơn do nguồn nguyên liệu đầu vào (quặng Apatít) ngày càng suy giảm về chất lượng.

Tại thời điểm ban hành QCVN 01-189:2019/BNNPTNT, chất lượng quặng apatit cung cấp bởi Công ty Apatit Lào Cai ở mức 31-32% P2O5 và tổng các tạp chất ảnh hưởng đến chỉ tiêu P2O5 tan trong nước của sản phẩm (Al2O3 và Fe2O3) là 4÷5%. QCVN 01-189:2019/BNNPTNT quy định hàm lượng P2O5 tan trong nước trong Phân supephosphat đơn phải đạt 10%; P2O5 hh phải đạt 16%; Toàn bộ nguyên liệu quặng Apatit của Công ty Supe Lâm Thao đều mua từ Công ty Apatit Lào Cai.

Tuy nhiên, chất lượng quặng apatít của Công ty Apatit Lào Cai cung cấp đã suy giảm qua nhiều năm, hiện chỉ đạt xấp xỉ 29% P2O5; và tổng tạp chất (Al2O3 và Fe2O3) lên đến 9,5÷11,5%; Chất lượng nguyên liệu apatít đưa vào sản xuất suy giảm, tạp chất kim loại tăng cao làm cho hàm lượng P2O5 hh và P2O5 hòa tan trong nước thấp dưới quy chuẩn Việt Nam, hiện P2O5 hữu hiệu chỉ đạt 14,5÷15% và P2O5 hòa tan trong nước chỉ đạt 7,5÷8%. Do vậy, để sản xuất Phân supephosphat đơn đạt chất lượng theo QCVN 01-189:2019/BNNPTNT, Supe Lâm Thao phải bổ sung thêm chất dinh dưỡng chứa Lân và tăng chi phí điện năng, tăng nhân công rất cao làm giá thành sản xuất tăng lên gần 20% (khoảng 700÷900 ngàn đồng/tấn supephosphat đơn thương phẩm).

Trong tương lai, chất lượng quặng Apatit tiếp tục giảm sâu xuống đến 25÷28% P2O5 và tổng tạp chất (Al2O3 và Fe2O3) sẽ còn tăng do trữ lượng quặng I và III của Apatit Lào Cai đã gần cạn kiệt và chỉ còn quặng II và IV, làm cho P2O5hh và P2O5 hòa tan trong nước tiếp tục suy giảm. Nếu không thay đổi tiêu chuẩn chất lượng của Phân supephosphat đơn tại QCVN thì chi phí để sản xuất ra phân bón Supe supephosphat đơn sẽ càng tăng rất cao gây ảnh hưởng rất lớn đến nhà sản xuất và người tiêu thụ là Bà con nông dân.

Từ thực trạng nêu trên, chúng tôi xin kiến nghị: sửa tiêu chuẩn chất lượng Phân superphosphat đơn trong 01-189:2019/BNNPTNT (Phụ lục 1 Bảng 2) như sau:

- Hàm lượng lân hữu hiệu (% khối lượng P2O5hh) ≥ 14.

- Hàm lượng lân tan trong nước (% khối lượng P2O5ht) ≥ 8.

- Mức sai lệch so với mức đăng ký được chấp nhận về chỉ tiêu chất lượng chính của hàm lượng lân tan trong nước (% khối lượng P2O5ht) ≥ 90%.

MC: Xin chân thành cảm ơn hai vị khách mời cùng toàn thể quý vị đã tham gia và theo dõi tọa đàm hôm nay. Hy vọng những chia sẻ và kiến nghị tại buổi tọa đàm sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành phân bón trong nước.

Nguyễn Duyên

Nguồn Kiểm Toán: http://baokiemtoan.vn/tuong-thuat-toa-dam-thao-go-kho-khan-ve-cac-van-ban-quy-pham-phap-luat-phat-trien-nganh-phan-bon-trong-nuoc-39739.html
Zalo