Tưởng niệm 774 năm ngày mất An Sinh vương Trần Liễu tại Hải Dương

Lễ tưởng niệm 774 năm ngày mất của An Sinh vương Trần Liễu thể hiện sự trân trọng lịch sử, ôn lại truyền thống yêu nước, ý chí độc lập tự cường, lòng tự hào dân tộc và giáo dục đạo lý uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ và tôn vinh các bậc tiền nhân có công lao trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng đất nước.

Sáng 28/5 (tức sáng 1/4 âm lịch), tại Khu di tích quốc gia đặc biệt An Phụ, UBND thị xã Kinh Môn (tỉnh Hải Dương) trang trọng tổ chức Lễ tưởng niệm 774 năm ngày mất của An Sinh vương Trần Liễu (1251 - 2025), người sinh thành Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.

Các đại biểu, người dân và du khách dự Lễ tưởng niệm 774 năm ngày mất của An Sinh vương Trần Liễu.

Các đại biểu, người dân và du khách dự Lễ tưởng niệm 774 năm ngày mất của An Sinh vương Trần Liễu.

Giúp vua trấn thủ vùng Đông Bắc

Trong không khí linh thiêng, trình bày diễn văn tưởng niệm, bà Mạc Thị Huyền, Phó Chủ tịch UBND thị xã Kinh Môn cho biết, An Sinh vương Trần Liễu sinh năm Tân Mùi, năm Kiến Gia thứ nhất (tức năm 1211) là tôn thất thuộc hoàng tộc nhà Trần, con trưởng của Thượng hoàng Trần Thừa, anh ruột của Trần Cảnh (tức Trần Thái Tông), vị vua đầu tiên của triều Trần. Ông là người có chí lớn, ngày thường thì ung dung, hào hoa gặp việc lớn thì rất quyết đoán. Thời loạn lạc, phụ thân phải gánh vác việc nước, ông thay cha chu tất việc gia đình.

Bà Mạc Thị Huyền, Phó Chủ tịch UBND thị xã Kinh Môn đọc diễn văn tưởng niệm tại buổi lễ.

Bà Mạc Thị Huyền, Phó Chủ tịch UBND thị xã Kinh Môn đọc diễn văn tưởng niệm tại buổi lễ.

Ông được vua Lý Huệ Tông, gả công chúa Thuận Thiên, phong là Phò mã đô úy, cấp đất A Sào (nay là phần đất 2 xã An Đông và xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) để làm thực ấp, phong tước Phụng Càn Vương. Nhờ đức lớn của vương mà dân khang, vật thịnh. Từ A Sào, ông xây dựng cả vùng Phụ Phượng - Côi. Thực ấp A Sào gắn liền với thời trai trẻ của Phụng Càn vương và Thuận Thiên công chúa. Năm 1228, Phụng Càn vương được điều về kinh thành lo việc triều chính, ông được phong chức Thái úy.

Ông Bùi Xuân Lộc, Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã Kinh Môn đánh trống khai hội.

Ông Bùi Xuân Lộc, Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã Kinh Môn đánh trống khai hội.

Ông Nguyễn Hồng Quang, Phó Bí thư Thường trực Thị ủy Kinh Môn thỉnh chiêng khai hội.

Ông Nguyễn Hồng Quang, Phó Bí thư Thường trực Thị ủy Kinh Môn thỉnh chiêng khai hội.

Năm 1237 triều đình cắt đất các xã An Phụ nay thuộc thị xã Kinh Môn (tỉnh Hải Dương); An Dưỡng, An Sinh, An Hưng, An Bang nay thuộc thành phố Đông Triều và thành phố Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh), ban cho ông làm thực ấp và phong tước An Sinh vương.

An Sinh vương giúp vua trấn thủ vùng Đông Bắc, từ dãy An Phụ, Yên Tử ông đã xây dựng kiến thiết khu vực ven biển Hải Đông thành vùng giàu có, mạnh về kinh tế, quốc phòng. Nhân dân các huyện Kinh Môn, Đông Triều, Yên Hưng nay là thị xã Kinh Môn (tỉnh Hải Dương) và thành phố Đông Triều, thị xã Quảng Yên (tỉnh Quảng Ninh) nhiều nơi thờ ông làm thành hoàng.

Văn tế nêu công lao của An Sinh vương Trần Liễu.

Văn tế nêu công lao của An Sinh vương Trần Liễu.

Xây dựng xây trang ấp giàu mạnh

Cuộc đời An Sinh vương sống đạm bạc, lấy việc xây dựng xây trang ấp giàu mạnh, dân trang ấp no đủ làm vui, dạy các con phương trưởng là điều hạnh phúc. Trong việc khai hóa vùng sơn dã thành một trung tâm văn hóa, khoa bảng nở rộ, tăng viện huy hoàng, đạo quán rộng khắp nổi tiếng vương triều đều có công mở đường của An Sinh vương.

An Sinh vương Trần Liễu thân sinh Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn (1228 - 1300), người đã dành bao tâm huyết nuôi dạy con khôn lớn. Tìm thầy giỏi rèn giũa con trai thành một người con trung hiếu, văn võ toàn tài, nhân - nghĩa - trí - dũng trở thành Anh hùng dân tộc. Quốc công tiết chế đã thống lĩnh quân dân Đại Việt đánh thắng quân xâm lược Nguyên - Mông trong cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285) và lần thứ ba (1288).

Đại biểu, người dân và du khách dâng hương tại đền thờ An Sinh vương Trần Liễu.

Đại biểu, người dân và du khách dâng hương tại đền thờ An Sinh vương Trần Liễu.

Năm Tân Hợi mùa hạ tháng 4, niên hiệu Nguyên Phong thứ nhất, năm 1258 An Sinh Vương tạ thế tại Phủ đệ An Phụ. Vua Trần Thái Tông truy phong tước Khâm Minh Đại vương sắc chỉ cho nhân dân lập đền thờ trên núi An Phụ.

Những năm gần đây, khu di tích được tu bổ ngày càng khang trang, trở thành một khu di tích lịch sử văn hóa điển hình của đất nước. Khu di tích An Phụ đã trở thành điểm hẹn của lớp lớp người Việt khắc sâu đạo lý "Uống nước nhớ nguồn". Nơi đây, mỗi năm có hàng chục vạn lượt du khách thập phương về thành kính dâng hương tưởng nhớ các bậc thánh nhân.

Trước đó, cũng trong sáng nay (1/4 âm lịch) đã diễn ra diễn ra nghi thức lễ rước từ tượng đài Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn trên núi An Phụ về đền cao An Phụ. Lễ rước thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương tham dự.

Trước đó, cũng trong sáng nay (1/4 âm lịch) đã diễn ra diễn ra nghi thức lễ rước từ tượng đài Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn trên núi An Phụ về đền cao An Phụ. Lễ rước thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương tham dự.

Theo Phó Chủ tịch UBND thị xã Kinh Môn Mạc Thị Huyền, cũng như nhiều nhân vật lịch sử khác, tưởng niệm ngày mất của An Sinh vương trở thành ngày hội truyền thống của địa phương từ nhiều thế kỷ qua. Lễ hội bắt đầu từ ngày 26/3 đến ngày 1/4 âm lịch hàng năm. Với những giá trị to lớn về lịch sử và văn hóa, ngày 4/4/2022 lễ hội truyền thống – lễ hội đền Cao An Phụ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Phùng Nguyện

Nguồn Mekong Asean: https://mekongasean.vn/tuong-niem-774-nam-ngay-mat-an-sinh-vuong-tran-lieu-tai-hai-duong-40938.html
Zalo