Từ những vùng núi cao, con chữ có thể chắp cánh tương lai

Ngày 24/5/2025, sự kiện truyền thông 'Vươn xa – Tỏa sáng' do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với UNESCO Việt Nam, Sở GD&ĐT tỉnh Cao Bằng, CJ tổ chức đã diễn ra tại trường THCS Hợp Giang, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng với sự tham gia của gần 1.000 học sinh và giáo viên đến từ 6 trường phổ thông cơ sở trong đó 86% là học sinh người dân tộc thiểu số.

Sự kiện có sự tham gia của gần 1.000 học sinh và giáo viên đến từ 6 trường phổ thông cơ sở trong đó 86% là học sinh người dân tộc thiểu số. Nguồn BTPNVN

Sự kiện có sự tham gia của gần 1.000 học sinh và giáo viên đến từ 6 trường phổ thông cơ sở trong đó 86% là học sinh người dân tộc thiểu số. Nguồn BTPNVN

Khi còn nhỏ, ai cũng từng mơ một điều gì đó, trở thành bác sĩ, cô giáo, nhà khoa học, hoặc đơn giản là một người hạnh phúc. Cuộc sống có thể không dễ dàng, nhưng như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm từng viết: “Mỗi người đều có một miền quê để nhớ, một dòng sông để soi mình, một vì sao để ước mơ”.

Động viên hành trình giữ lấy những ước mơ, trong những năm qua, trong khuôn khổ của Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì thực hiện, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã và đang không ngừng nỗ lực để kể những câu chuyện chân thực, lay động và truyền cảm hứng tới cộng đồng trong hành trình đồng hành cùng phụ nữ và trẻ em dân tộc miền núi, bằng những chuỗi triển lãm, tọa đàm, video tài liệu đến từ khắp mọi miền đất nước.

Từ “Sáp ong - Sắc chàm” của người Mông, người Dao ở Hòa Bình, Cao Bằng, đến “Chuyện bên dòng sông Ba”, ‘Nắng cao nguyên” của miền đất Gia Lai đến “Nắng trên non” tại Lào Cai và “Thanh Sơn ngày mới” tới với người dân Thanh Hóa…, mỗi câu chuyện là một nhịp cầu nối dài thêm những cánh tay đồng hành vì phụ nữ và trẻ em.

Tiếp nối các hoạt động, ngày 24/5/2025, sự kiện truyền thông “Vươn xa – Tỏa sáng” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với UNESCO Việt Nam, Sở GD&ĐT tỉnh Cao Bằng, CJ tổ chức đã diễn ra tại trường THCS Hợp Giang, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng với sự tham gia của gần 1.000 học sinh và giáo viên đến từ 6 trường phổ thông cơ sở trong đó 86% là học sinh người dân tộc thiểu số.

Tại sự kiện, bà Nguyễn Thị Tuyết - Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam cho biết: “Sự kiện “Vươn xa – Tỏa sáng” năm nay là sự tiếp nối đầy ý nghĩa của hành trình đó, nhằm tạo nên một không gian truyền cảm hứng – nơi những câu chuyện vượt khó, những ước mơ vươn lên được lắng nghe và lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng.

Đây không chỉ là một hoạt động truyền thông, mà còn là lời khẳng định cam kết của chúng tôi trong việc đồng hành cùng cộng đồng, đặc biệt là đồng bào vùng cao, vì một xã hội phát triển bền vững. Các em hãy giữ lấy vì sao của mình. Hãy tin rằng các em không hề đơn độc trên hành trình ấy. Bởi quanh các em là thầy cô, là bạn bè, là gia đình, và cả chúng tôi – những người tin rằng từ những vùng núi cao, những con chữ cũng có thể chắp cánh cho tương lai”.

Trong khuôn khổ sự kiện đã diễn ra chương trình tọa đàm “Vươn xa – Tỏa sáng” với sự tham gia của hai diễn giả phụ nữ dân tộc thiểu số tiêu biểu, đại diện cho hình ảnh những người phụ nữ dám ước mơ, dám khát vọng, vượt qua rào cản định kiến và bền bỉ, kiên định theo đuổi mục tiêu, để thành công và tỏa sáng theo cách riêng của mình.

Hà Lệ Diễm – nữ đạo diễn trẻ người Tày, người đã giành được giải “Đạo diễn xuất sắc nhất” tại Liên hoan phim tài liệu quốc tế Amsterdam 2021 chia sẻ tại sự kiện.

Hà Lệ Diễm – nữ đạo diễn trẻ người Tày, người đã giành được giải “Đạo diễn xuất sắc nhất” tại Liên hoan phim tài liệu quốc tế Amsterdam 2021 chia sẻ tại sự kiện.

Đó là Hà Lệ Diễm – nữ đạo diễn trẻ người Tày, người đã giành được giải “Đạo diễn xuất sắc nhất” tại Liên hoan phim tài liệu quốc tế Amsterdam 2021 với bộ phim “Những đứa trẻ trong sương”, từng lọt top 15 đề cử Oscar và Phụng Mùi Nhình – nữ vận động viên Jujitsu người Dao, giành Huy chương Vàng tại Giải Jujitsu châu Á 2024 và là niềm tự hào của đội tuyển Jujitsu Việt Nam trên đấu trường quốc tế.

Phụng Mùi Nhình – nữ vận động viên Jujitsu người Dao, giành Huy chương Vàng tại Giải Jujitsu châu Á 2024.

Phụng Mùi Nhình – nữ vận động viên Jujitsu người Dao, giành Huy chương Vàng tại Giải Jujitsu châu Á 2024.

Đại diện UNESCO tại Việt Nam chia sẻ: “Kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Bắc Kinh, Việt Nam tái khẳng định cam kết của mình đối với bình đẳng giới. Sự kiện này mang đến những thông điệp mạnh mẽ của thế hệ trẻ thông qua tác phẩm nghệ thuật sống động, những bài thuyết trình tuyệt vời, sự sáng tạo và tinh thần đồng đội cũng như truyền cảm hứng cho một tương lai mà mọi người đều có thể phát huy tiềm năng của mình, bất kể giới tính và xuất thân. Tôi rất ấn tượng khi khát vọng phát triển và tinh thần không ngừng học tập vươn lên của học sinh dân tộc thiểu số được khơi dậy bởi những tấm gương như cô Hà Lệ Diễm và Phùng Mùi Nhình”.

Hồng Minh

Nguồn Pháp Luật VN: https://baophapluat.vn/tu-nhung-vung-nui-cao-con-chu-co-the-chap-canh-tuong-lai-post549582.html
Zalo