Triển vọng kinh tế thế giới năm 2025 – Bài cuối: Những điểm nóng chiến lược
Vào năm 2025, việc quản trị AI toàn cầu sẽ trở nên rõ nét hơn khi các quốc gia cân bằng nhu cầu cấp thiết về tăng cường hợp tác quốc tế trong khi điều hướng các căng thẳng địa chính trị gia tăng.
Ngoài các phân tích về tình hình kinh tế tại từng cường quốc, bài viết “The world in 2025” (tạm dịch: Thế giới trong năm 2025) của Viện Nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh (Chatham House) cũng đề cập đến các vấn đề chiến lược toàn cầu trong năm 2025 được cho là sẽ ảnh hưởng đến toàn nhân loại, trong đó có các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo
(AI), quốc phòng an ninh và biến đổi khí hậu.
* Cơ hội để AI trở nên công bằng hơn
Ngoài các hội nghị cấp cao này, các nỗ lực khác nhằm tăng cường quản trị AI sẽ diễn ra nhanh hơn. Trong suốt năm 2025, việc thực hiện Hiệp ước Kỹ thuật số Toàn cầu (GDC) của Liên hợp quốc và bản thiết kế được đề xuất cho quản trị AI có thể tạo cơ hội cho các cường quốc mới nổi viết lại các quy tắc và giành được nhiều ảnh hưởng hơn.
Trong khi đó, các quy tắc mới theo "Đạo luật quản lý AI" của EU cũng có thể giúp thúc đẩy một "bộ quy tắc thực hành" có ảnh hưởng toàn cầu để các công ty AI tuân thủ. Sau biến động của "siêu chu kỳ" bầu cử vào năm ngoái, các chính phủ trên khắp thế giới sẽ phải đối mặt với một thử thách ngày càng cấp bách vào năm 2025, đó là làm thế nào để gạt bỏ các chính sách quốc gia khác biệt và căng thẳng địa chính trị và cùng nhau hợp tác để tăng cường quản trị toàn cầu về AI vì lợi ích công cộng.
* Lấp đầy lỗ hổng an ninh
Việc tiếp tục chương trình nghị sự ‘Nước Mỹ trên hết’ của ông Trump vào năm 2025 dự kiến sẽ thu hẹp các cam kết quốc phòng toàn cầu của Mỹ, thúc đẩy các đồng minh xem xét lại chiến lược và tăng cường năng lực của mình.
Trong bối cảnh này, Anh, EU và
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) phải đối mặt với một thử thách quan trọng về khả năng tăng cường hợp tác và thích ứng với môi trường an ninh mới.
Năm tới, EU sẽ phải đối mặt với thách thức kép là cải cách thể chế và phục hồi kinh tế, đồng thời tăng cường khả năng chuẩn bị cho khủng hoảng. Các báo cáo được công bố vào năm 2024 từ cựu Tổng thống Phần Lan Sauli Niinistö và cựu Thủ tướng Italy Mario Draghi nhấn mạnh đến nhu cầu về một cách tiếp cận toàn diện và hợp tác hơn đối với an ninh châu Âu. Điều này sẽ làm tăng thêm áp lực buộc các quốc gia phải nâng cao khả năng sẵn sàng của quân đội và dân sự, thúc đẩy khả năng cạnh tranh và xây dựng lại cơ sở công nghiệp quốc phòng trong năm 2025.
* COP30 tại Brazil sẽ là chìa khóa