1. Cá nhà táng: Cá nhà táng sở hữu lớp da dày nhất trong thế giới động vật, có thể dày tới 35 cm. Lớp da này giúp chúng chống lại các vết thương từ những con mực khổng lồ khi săn mồi. (Ảnh:The Marine Mammal Center)
2. Chuột gai châu Phi: Loài chuột này có khả năng tự lột da và tái tạo nhanh chóng mà không để lại sẹo. Điều này giúp chúng thoát khỏi kẻ thù một cách hiệu quả.(Ảnh:ZooChat)
3. Cá sấu: Lớp da của cá sấu không chỉ dày và bền mà còn chứa nhiều cảm biến giúp chúng phát hiện con mồi dưới nước.(Ảnh:Pinterest)
4. Ngựa vằn: Lớp da sọc của ngựa vằn có chức năng xua đuổi ruồi muỗi và côn trùng. Các sọc đen trắng tạo hiệu ứng ánh sáng phản chiếu, giúp làm mát cơ thể và giảm nguy cơ lạc đàn.(Ảnh:Live Science)
5. Thằn lằn gai: Lớp da của thằn lằn gai có khả năng giữ nước, giúp chúng sinh tồn trong môi trường sa mạc khắc nghiệt.(Ảnh:Wikipedia)
6. Hươu cao cổ: Da của hươu cao cổ có chức năng giống như máy điều hòa không khí, với các đốm sẫm giúp xác định và làm mát cơ thể.(Ảnh:Animalia Bio)
7. Bạch tuộc và mực: Lớp da của bạch tuộc và mực có khả năng đổi màu để ngụy trang, giúp chúng tránh được kẻ thù và săn mồi hiệu quả.(Ảnh:Lembeh Resort)
8. Sên biển: Sên biển có khả năng quang hợp qua da nhờ hấp thụ chất diệp lục từ tảo, giúp chúng tạo năng lượng từ ánh sáng Mặt Trời.(Ảnh:Rin Aquarium)
9.Ếch Bornean: Loài ếch này thở qua da thay vì phổi hay mang, giúp chúng sống tốt trong môi trường nước chảy xiết mà không bị cuốn trôi.(Ảnh:Save the Frogs)
10.Tắc kè hoa: Tắc kè hoa có khả năng thay đổi màu sắc da để ngụy trang, điều chỉnh nhiệt độ và giao tiếp. Chúng có thể chuyển đổi giữa các màu như hồng, xanh dương, đỏ, và xanh lá cây tùy thuộc vào tình trạng cảm xúc và môi trường. (Ảnh:Wikipedia)
Mời quý độc giả xem thêm video: Loài động vật mù giúp nghiên cứu chống ung thư.
Thiên Trang (TH)