Tò mò cu li cực hiếm trong Sách đỏ được giao nộp ở Quảng Bình
Người dân ở Quảng Bình đã tự nguyện giao nộp một cá thể cu li nhỏ quý hiếm cho Công an xã Phù Cảnh. Cu li nhỏ nằm trong Sách đỏ Việt Nam, cần ưu tiên bảo tồn.

Vào ngày 22/4, Công an xã Phù Cảnh (tỉnh Quảng Bình) thông tin về việc đã tiếp nhận một cá thể cu li nhỏ quý hiếm do người dân anh Hoàng Ánh Q. (sinh năm 1996, xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) tự nguyện giao nộp. Ảnh: Công an Phù Cảnh.

Anh Q. phát hiện cá thể cu li nhỏ nặng khoảng 300g trên đường. Sau đó, anh đã giao nộp cá thể động vật hoang dã quý hiếm này cho Công an xã Phù Cảnh. Ảnh: Pháp luật Việt Nam.

Sau khi tiếp nhận, Công an xã Phù Cảnh đã làm thủ tục bàn giao cá thể cu li nhỏ quý hiếm trên cho Hạt Kiểm lâm huyện Quảng Trạch để chăm sóc, thả về tự nhiên theo quy định. Ảnh: TTXVN.

Cu li nhỏ có tên khoa học là Nycticebus pygmaeus. Đây là loài động vật nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, thuộc nhóm IB (theo Nghị định 84/2021-NĐ-CP). Ảnh: TTXVN.

Sách đỏ Việt Nam và sách đỏ thế giới xếp cu li nhỏ vào nhóm rất nguy cấp (EN) có nguy cơ tuyệt chủng cần ưu tiên bảo tồn. Ảnh: Wikipedia.

Cu li nhỏ có những đặc điểm nổi bật gồm: xung quanh hai mắt có vòng tròn lông màu nâu vàng, 2 dải lông màu nâu sẫm chạy từ đỉnh đầu xuống trên hai mắt. Lông mềm mại màu hung nâu xen kẽ ít lông trắng bạc. Dọc sống mũi của chúng có vết trắng trong khi dọc sống lưng có vết hoe đỏ thẫm. Bụng trắng vàng ánh bạc. Ảnh: Wikipedia.

Khi trưởng thành, mỗi cá thể cu li nhỏ có chiều dài cơ thể từ 19 - 23 cm, nặng khoảng 377 - 450 gram. Cá thể đực thường lớn hơn con cái. Ảnh: eprc.asia.

Cu li nhỏ sống chủ yếu ở các khu rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, nương rẫy. Thức ăn của chúng gồm các loài côn trùng, bọ cánh cứng, quả cây, lá nõn cây, trứng chim và chim non trong tổ... Ảnh: eprc.asia.

Cu li nhỏ sống chủ yếu ở các khu rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, nương rẫy. Thức ăn của chúng gồm các loài côn trùng, bọ cánh cứng, quả cây, lá nõn cây, trứng chim và chim non trong tổ... Ảnh: eprc.asia.

Cu li nhỏ sống đơn độc hoặc thành nhóm nhỏ 3 - 4 cá thể. Ngày nay, số lượng cá thể cu li nhỏ giảm mạnh do nơi cư trú bị xâm hại, rừng bị chặt phá, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp và là đối tượng săn bắt để nuôi làm cảnh, buôn bán và xuất khẩu. Ảnh: eprc.asia.
Mời độc giả xem video: Tận mục 8 động vật vô giá của nhân loại, Việt Nam góp mặt 1 loài.