Tìm về bảo tàng không gian văn hóa Mường ở Hòa Bình

Bảo tàng không gian văn hóa Mường nằm trên đường Tây Tiến, thuộc phường Thái Bình, thành phố Hòa Bình. Đây là bảo tàng tư nhân do một họa sĩ xây dựng với mục đích lưu giữ, bảo tồn những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Mường.

Theo TTXVN, tỉnh Hòa Bình được xem là “cái nôi” của dân tộc Mường, nổi tiếng với bốn vùng Mường lớn là Mường Bi (huyện Tân Lạc), Mường Vang (huyện Lạc Sơn), Mường Thàng (huyện Cao Phong), Mường Động (huyện Kim Bôi). Ảnh: Bảo Ân

Theo TTXVN, tỉnh Hòa Bình được xem là “cái nôi” của dân tộc Mường, nổi tiếng với bốn vùng Mường lớn là Mường Bi (huyện Tân Lạc), Mường Vang (huyện Lạc Sơn), Mường Thàng (huyện Cao Phong), Mường Động (huyện Kim Bôi). Ảnh: Bảo Ân

Người Mường là cư dân bản địa, sinh sống ở Hòa Bình đã lâu đời. Trải qua tiến trình lịch sử lâu dài, văn hóa Mường được hình thành, phát triển và “ăn sâu bén rễ” trong đời sống của cộng đồng. Văn hóa Mường được thể hiện rõ nét trong phong tục, tập quán, tín ngưỡng, ngôn ngữ, ẩm thực, trang phục, lễ hội, tri thức dân gian… Ảnh: Bảo Ân

Người Mường là cư dân bản địa, sinh sống ở Hòa Bình đã lâu đời. Trải qua tiến trình lịch sử lâu dài, văn hóa Mường được hình thành, phát triển và “ăn sâu bén rễ” trong đời sống của cộng đồng. Văn hóa Mường được thể hiện rõ nét trong phong tục, tập quán, tín ngưỡng, ngôn ngữ, ẩm thực, trang phục, lễ hội, tri thức dân gian… Ảnh: Bảo Ân

Nhiều giá trị nghệ thuật, văn hóa đặc sắc của người Mường như dân ca, nghệ thuật chiêng, mo, sử thi “Đẻ đất - Đẻ nước” đến nay vẫn còn và được đánh giá cao trong kho tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Bảo Ân

Nhiều giá trị nghệ thuật, văn hóa đặc sắc của người Mường như dân ca, nghệ thuật chiêng, mo, sử thi “Đẻ đất - Đẻ nước” đến nay vẫn còn và được đánh giá cao trong kho tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Bảo Ân

Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường chính thức đi vào hoạt động từ tháng 12-2007. Bảo tàng nằm trên một vạt đồi trong thung lũng đá vôi nhỏ hẹp, có diện tích khoảng 5 hec-ta. Ảnh: Bảo Ân

Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường chính thức đi vào hoạt động từ tháng 12-2007. Bảo tàng nằm trên một vạt đồi trong thung lũng đá vôi nhỏ hẹp, có diện tích khoảng 5 hec-ta. Ảnh: Bảo Ân

Nơi đây cách Hà Nội chừng 80km về phía Tây, cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 7km theo hướng đi Sơn La. Đây vốn là địa bàn sinh sống của người Mường cổ. Ảnh: Bảo Ân

Nơi đây cách Hà Nội chừng 80km về phía Tây, cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 7km theo hướng đi Sơn La. Đây vốn là địa bàn sinh sống của người Mường cổ. Ảnh: Bảo Ân

Bảo tàng được chia làm hai khu vực chính là khu tái hiện và khu trưng bày. Khu tái hiện gồm bốn khu nhà sàn (nhà Lang, nhà Ậu, nhà Noóc, nhà Noóc Trọi), đại diện cho bốn tầng lớp trong xã hội Mường. Ảnh: Bảo Ân

Bảo tàng được chia làm hai khu vực chính là khu tái hiện và khu trưng bày. Khu tái hiện gồm bốn khu nhà sàn (nhà Lang, nhà Ậu, nhà Noóc, nhà Noóc Trọi), đại diện cho bốn tầng lớp trong xã hội Mường. Ảnh: Bảo Ân

Nhà Lang là tầng lớp có quyền lực cao nhất, nắm quyền thống trị toàn Mường. Nhà Ậu là những người giúp việc cho nhà Lang. Nhà Noóc là tầng lớp bình dân trong xã hội Mường. Nhà Noóc Trọi là tầng lớp bần cùng nhất trong xã hội Mường. Ảnh: Bảo Ân

Nhà Lang là tầng lớp có quyền lực cao nhất, nắm quyền thống trị toàn Mường. Nhà Ậu là những người giúp việc cho nhà Lang. Nhà Noóc là tầng lớp bình dân trong xã hội Mường. Nhà Noóc Trọi là tầng lớp bần cùng nhất trong xã hội Mường. Ảnh: Bảo Ân

Các ngôi nhà này được sưu tầm và xây dựng từ chính các ngôi nhà cổ thuộc các tầng lớp trong xã hội Mường. Nguyên liệu xây dựng được lấy từ các loại gỗ, tre, nứa… gần gũi với người Mường. Ảnh: Bảo Ân

Các ngôi nhà này được sưu tầm và xây dựng từ chính các ngôi nhà cổ thuộc các tầng lớp trong xã hội Mường. Nguyên liệu xây dựng được lấy từ các loại gỗ, tre, nứa… gần gũi với người Mường. Ảnh: Bảo Ân

Khu trưng bày gồm các nhà trưng bày theo chủ đề và trưng bày cố định. Trong đó có nhiều hiện vật có giá trị như cồng, chiêng, lư, ninh bằng đồng… Ảnh: Bảo Ân

Khu trưng bày gồm các nhà trưng bày theo chủ đề và trưng bày cố định. Trong đó có nhiều hiện vật có giá trị như cồng, chiêng, lư, ninh bằng đồng… Ảnh: Bảo Ân

… cùng nhiều hiện vật về đời sống sinh hoạt, kinh tế, văn hóa của người Mường, như công cụ đánh bắt cá, công cụ nghề dệt, dụng cụ săn bắn, phòng tang ma, đồ dùng sinh hoạt gia đình... Ảnh: Bảo Ân

… cùng nhiều hiện vật về đời sống sinh hoạt, kinh tế, văn hóa của người Mường, như công cụ đánh bắt cá, công cụ nghề dệt, dụng cụ săn bắn, phòng tang ma, đồ dùng sinh hoạt gia đình... Ảnh: Bảo Ân

Du khách đến đây không chỉ tham quan mà còn được chiêm ngưỡng những sản phẩm mỹ nghệ của các nghệ nhân và hòa mình vào cuộc sống của người Mường. Ảnh: Bảo Ân

Du khách đến đây không chỉ tham quan mà còn được chiêm ngưỡng những sản phẩm mỹ nghệ của các nghệ nhân và hòa mình vào cuộc sống của người Mường. Ảnh: Bảo Ân

Bảo Ân Đăng Huy

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://sgtt.thesaigontimes.vn/tim-ve-bao-tang-khong-gian-van-hoa-muong-o-hoa-binh/
Zalo