Tiết lộ công trình được chọn là biểu tượng Hà Nội, đa số đều đoán sai, dân gốc Thủ đô chưa chắc biết

Hà Nội có nhiều công trình lịch sử, có ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Thế nhưng đâu là công trình được công nhận là biểu tượng của Thủ đô?

Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến là một trong những nơi còn lưu giữ nhiều công trình lịch sử. Sau khi tu bổ, chúng trở thành điểm đến hấp dẫn với khách du lịch, niềm tự hào của người dân bản địa. Thế nhưng, có bao giờ bạn thắc mắc, trong số Chùa Một Cột, Tháp Rùa, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Chùa Trấn Quốc, Nhà Hát Lớn… thì đâu là biểu tượng của Thủ đô?

Câu trả lời nằm trong Điều 6 Luật Thủ đô năm 2012. Cụ thể điều luật này nêu: “Biểu tượng của Thủ đô là hình ảnh Khuê Văn Các tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám”.

Khuê Văn Các

Khuê Văn Các

Nói về Khuê Văn Các, đây là công trình kiến trúc vô cùng đặc sắc, mang nhiều giá trị nhân văn, tư tưởng cao. Nó nằm trong khuôn viên Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Khuê Văn Các xây từ năm 1805, dưới thời vua Gia Long, có một lầu vuông 8 mái và mang đậm phong cách kiến trúc triều Nguyễn.

Khuê Văn Các được xem là nơi hội tụ tinh hoa đất trời. Nó được xây lên cũng để tôn vinh, đề cao giáo dục văn hóa nho học của Việt Nam. Nếu chú ý, hình ảnh Khuê Văn Các xuất hiện rất nhiều trên các biển tên đường ở Hà Nội, cũng như nhiều thứ liên quan đến Thủ đô.

Một công trình nổi tiếng khác cũng được xây dưới thời vua Gia Long là di tích cột cờ Hà Nội (Kỳ đài). Nó nằm trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam ở đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình. Cột cờ Hà Nội được xây vào năm 1805 và hoàn thành vào 1812.

Thời nhà Nguyễn, vào dịp lễ Tết, cờ vàng của triều đình sẽ được treo trên đỉnh cột cờ. Đây cũng là nơi vua, quan triều đình đứng xem duyệt binh, đấu võ. Ngoài ra, cột cờ còn là điểm canh gác cho khu vực thành Thăng Long. Dù đã trải qua thời gian dài, đặc biệt là chiến tranh nhưng cột cờ Hà Nội không bị phá hủy quá nhiều.

Trong khi đó, Tháp Rùa nổi tiếng vốn được xây trên một gò đất rộng 350m2, có hình vuông ba tầng, nhỏ dần khi lên cao. Dưới thời vua Lê Thánh Tông, vua thường ra đây câu cá. Sang thời Lê Trung Hưng, chúa Trịnh đã xây đình Tả Vọng trên gò này. Đến thời Nguyễn thì không còn dấu tích gì.

Năm 1884 – 1886, một người Bá hộ Kim đã xin xây tháp trên gò này nên khi mới dựng xong tháp có tên là tháp Bá Hộ Kim. Thậm chí trên này còn dựng một phiên bản khác của tượng Nữ Thần Tự Do. Đến 1950 thì bức tượng bị phá bỏ.

Theo Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/tiet-lo-cong-trinh-duoc-chon-la-bieu-tuong-ha-noi-da-so-deu-doan-sai-dan-goc-thu-do-chua-chac-biet/20240928105802941
Zalo