Tiên phong trong hành trình tới Net-Zero: Nỗ lực ESG của Unilever Việt Nam được vinh danh tại Human Act Prize

Thế giới đang đối mặt với những thách thức chưa từng có từ biến đổi khí hậu. Với tầm nhìn xây dựng tương lai bền vững, Unilever Việt Nam không ngừng tìm kiếm giải pháp sáng tạo để giảm thiểu tác động đến môi trường.

Lễ trao giải Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng 2024. Ảnh: Unilever Việt Nam

Lễ trao giải Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng 2024. Ảnh: Unilever Việt Nam

Trước yêu cầu mang tính thời đại

Theo nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu Potsdam (PIK), ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ gây thiệt hại tương đương 17% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới và mức tổn thất ước tính lên tới 38.000 tỉ đô la Mỹ/năm.

Tại COP26, Việt Nam cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050, thể hiện tham vọng và sự chủ động trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Đứng trước yêu cầu “xanh hóa” mang tính thời đại, Unilever đang từng bước tái định nghĩa lại cách thức vận hành để kiến tạo một nền kinh tế bền vững, giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch và mở ra cơ hội hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực đổi mới sáng tạo.

Nỗ lực bền bỉ được ghi nhận bằng giải thưởng Human Act Prize

Ngày 14-12 vừa qua, Unilever Việt Nam đã được xướng tên tại Gala trao giải thưởng Human Act Prize - Hành động vì Cộng đồng ở hạng mục Dự án Bền vững với sáng kiến “Hành trình tiên phong trung hòa carbon trong vận hành”.

Đại diện Unilever Việt Nam nhận giải thưởng ở hạng mục Dự án Bền vững. Ảnh: Unilever Việt Nam

Đại diện Unilever Việt Nam nhận giải thưởng ở hạng mục Dự án Bền vững. Ảnh: Unilever Việt Nam

Dự án của Unilever đã đáp ứng ba tiêu chí trọng yếu: cải tiến quy trình sản xuất, tích hợp công nghệ xanh, và thiết lập hệ thống đo lường tác động môi trường. Thông qua việc áp dụng những đổi mới này, Unilever không chỉ giảm đáng kể lượng phát thải CO2 trong hoạt động vận hành mà còn tạo ra các giá trị lâu dài cho cả nền kinh tế và xã hội.

Những bước đi chiến lược trên hành trình trung hòa carbon

Unilever đang định hình vai trò tiên phong và hành động mạnh mẽ trong hành trình trung hòa carbon bằng những bước đi chiến lược mang tính toàn diện, từ cải tiến sản xuất đến tái cấu trúc chuỗi cung ứng. Tại Việt Nam, Unilever đã đạt được cột mốc quan trọng khi chuyển đổi hoàn toàn sang sử dụng năng lượng tái tạo tại các nhà máy sản xuất. Hệ thống quản lý năng lượng thông minh tại nhà máy Bắc Ninh là một ví dụ điển hình khi đạt chứng chỉ Công trình xanh LEED, một tiêu chuẩn quốc tế công nhận các công trình xây dựng thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng.

Bên cạnh đó, Unilever đầu tư vào công nghệ xanh với các dự án như lắp đặt hệ thống điện mặt trời và sử dụng nhiên liệu sinh học thay thế. Trong chuỗi cung ứng, công ty cũng tạo ra những thay đổi mang tính đột phá, tiêu biểu là sử dụng nhiên liệu sinh khối (biomass) tái chế từ các nguyên liệu như gỗ vụn, pallet hỏng, và trấu, giúp thay thế hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch trong các lò hơi.

Theo công ty, nhờ chiến lược bền vững đã có 9.684 tấn CO2 được loại bỏ mỗi năm từ năm 2007 đến năm 2022; 511kg khí SOx giảm mỗi năm nhờ sử dụng nhiên liệu Biomass; giảm 100% rác thải là bìa carton cho hoạt động vận chuyển bao bì từ Dynaplast. Unilever cũng triển khai và hiện thực hóa mô hình kinh tế tuần hoàn trong việc quản lý rác thải nhựa, pallet hỏng, thùng carton...; biến rác thải trở thành nguồn năng lượng và phân bón lành mạnh, trở lại phục vụ cho hoạt động sản xuất.

Những nỗ lực của Unilever không chỉ củng cố vai trò tiên phong mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ cho các doanh nghiệp khác trong việc kết hợp giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Với sự đồng hành cùng hiện thực hóa của Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp, mục tiêu hiện thực về một Việt Nam đạt net zero vào năm 2050 hoàn toàn có thể nằm trong tầm với.

Nguồn Saigon Times: https://thesaigontimes.vn/tien-phong-trong-hanh-trinh-toi-net-zero-no-luc-esg-cua-unilever-viet-nam-duoc-vinh-danh-tai-human-act-prize/
Zalo