Thuốc nào điều trị hạ huyết áp tư thế đứng?
Hạ huyết áp tư thế đứng có thể gây những biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc khám, điều trị kịp thời, đúng cách là rất quan trọng.
1. Hạ huyết áp tư thế đứng gây ảnh hưởng gì?
Nội dung
1. Hạ huyết áp tư thế đứng gây ảnh hưởng gì?
2. Các thuốc điều trị hạ huyết áp tư thế đứng
2.1. Droxidopa
2.2. Midodrine
2.3. Fludrocortisone
2.4. Atomoxetine
2.5. Pyridostigmine
3. Điều trị không dùng thuốc
4. Lưu ý khi điều trị hạ huyết áp tư thế đứng
Hạ huyết áp tư thế đứng (hạ huyết áp tư thế) là sự suy giảm huyết áp đột ngột khi đứng dậy từ tư thế nằm hoặc ngồi. Hạ huyết áp tư thế đứng có thể nhẹ, các cơn ngắn.
Tuy nhiên, hạ huyết áp tư thế đứng kéo dài báo hiệu các vấn đề nghiêm trọng hơn. Điều quan trọng là phải đến gặp bác sĩ nếu thường xuyên cảm thấy choáng váng khi đứng lên.
Một số người bị huyết áp thấp sau khi ăn, tình trạng này phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Hạ huyết áp tư thế đứng thường gây choáng váng hoặc chóng mặt khi đứng lên từ tư thế ngồi hoặc nằm, các triệu chứng thường kéo dài dưới vài phút. Ngoài ra, người bệnh còn có các dấu hiệu khác như mờ mắt, yếu, ngất xỉu, lú lẫn...
Hạ huyết áp tư thế liên tục có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là ở người lớn tuổi, bao gồm: Ngã, đột quỵ, bệnh tim mạch...
Hạ huyết áp tư thế liên tục có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là ở người lớn tuổi, bao gồm: Ngã, đột quỵ, bệnh tim mạch...
2. Các thuốc điều trị hạ huyết áp tư thế đứng
2.1. Droxidopa
Tác dụng: Là tiền chất norepinephrine tổng hợp tác dụng ngắn, được dùng trong điều trị hạ huyết áp tư thế đứng; giúp giảm các triệu chứng như chóng mặt, choáng váng do huyết áp thấp khi đứng.
Tác dụng phụ: Tăng huyết áp khi nằm, nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi; sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân suy tim sung huyết hoặc suy thận mạn tính.
2.2. Midodrine
Tác dụng: Là thuốc chủ vận thụ thể α1-adrenergic tác dụng ngắn, được chỉ định dùng điều trị hạ huyết áp tư thế đứng có triệu chứng. Thuốc sử dụng cho những người bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong các hoạt động hàng ngày do tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng gây ra khi đã dùng các phương pháp điều trị khác.
Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây tăng huyết áp khi nằm ngửa, nổi da gà, ngứa da đầu, bí tiểu; thận trọng khi dùng cho bệnh nhân suy tim sung huyết hoặc suy thận.
2.3. Fludrocortisone
Tác dụng: Là thuốc thuộc nhóm corticosteroid, giúp hạ huyết áp tư thế đứng, nhờ làm tăng thể tích giúp tăng tái hấp thu natri và nước.
Tác dụng phụ: Tăng huyết áp nằm ngửa, hạ kali máu, suy thận, phù nề, tổn thương cơ quan đích; sử dụng thận trọng ở bệnh nhân suy tim sung huyết.
2.4. Atomoxetine
Tác dụng: Thuốc ức chế tái hấp thu norepinephrine tác dụng ngắn, giúp điều trị hạ huyết áp tư thế đứng.
Tác dụng phụ: Tăng huyết áp nằm ngửa, mất ngủ, cáu gắt, chán ăn...
2.5. Pyridostigmine
Tác dụng: Thuốc ức chế acetylcholinesterase tác dụng ngắn, pyridostigmine chỉ gây ra tác dụng tăng huyết áp khiêm tốn khi dùng riêng lẻ, nhưng có tác dụng hiệp đồng khi kết hợp với midodrine hoặc atomoxetine.
Tác dụng phụ: Đau bụng, tiêu chảy, chảy nước dãi, đổ mồ hôi quá nhiều, tiểu không tự chủ.
3. Điều trị không dùng thuốc
Một số bước đơn giản có thể giúp kiểm soát hoặc ngăn ngừa hạ huyết áp tư thế đứng, bao gồm:
- Mang tất nén cao đến eo: Giúp cải thiện lưu lượng máu và làm giảm các triệu chứng của hạ huyết áp tư thế đứng. Mang vớ vào ban ngày, cởi ra khi đi ngủ và nằm xuống.
- Uống nhiều nước: Duy trì đủ nước giúp ngăn ngừa các triệu chứng của huyết áp thấp. Uống nhiều nước trước khi đứng lâu hoặc bất kỳ hoạt động nào có xu hướng gây ra các triệu chứng.
- Tránh uống rượu: Rượu có thể làm hạ huyết áp tư thế đứng trở nên trầm trọng hơn.
- Tăng lượng muối trong chế độ ăn uống: Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện vì quá nhiều muối có thể khiến huyết áp tăng vượt mức bình thường, tạo ra các nguy cơ sức khỏe khác.
- Ăn các bữa nhỏ: Nếu huyết áp giảm sau khi ăn, việc ăn các bữa nhỏ, ít carbohydrate có thể giúp ích.
- Tập thể dục: Các bài tập tim mạch và tăng cường sức mạnh thường xuyên có thể giúp làm giảm các triệu chứng của hạ huyết áp tư thế đứng; tránh tập thể dục trong thời tiết rất nóng và ẩm ướt.
- Đứng dậy từ từ: Di chuyển từ tư thế nằm sang tư thế đứng một cách chậm rãi. Ngoài ra, khi ra khỏi giường, hãy ngồi trên mép giường trong một phút trước khi đứng dậy.
- Nâng đầu giường lên: Ngủ với đầu giường hơi nâng lên có thể giúp chống lại tác động của trọng lực, tránh hạ huyết áp sau khi ngồi dậy.
4. Lưu ý khi điều trị hạ huyết áp tư thế đứng
Để điều trị hạ huyết áp tư thế đứng hiệu quả, an toàn, người bệnh cần tuân thủ:
- Không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Tuân thủ tuyệt đối chỉ định và hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ. Không tự ý tăng/giảm/ngừng dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
- Tái khám đúng hẹn.
- Trong thời gian điều trị nếu gặp triệu chứng bất thường cần báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.