Thiêng liêng hai chữ 'Hòa bình'

Hòa bình có đẹp không? Câu hỏi ấy đang được trả lời bằng những điều hiện hữu trên khắp dải đất Việt Nam. Thông điệp 'Hòa bình đẹp lắm' đang được giới trẻ Việt Nam lan tỏa với hình ảnh cờ Tổ quốc đỏ rực khắp mạng xã hội.

Hòa bình có đẹp không?Câu hỏi ấy đang được trả lời bằng những điều hiện hữu trên khắp dải đất ViệtNam. Đó là đàn em thơ tung tăng tới trường; là phiên chợ sớm rôm rả, tấp nậpngười mua bán; là xóm làng, phố xá nhà cửa san sát, khang trang; là công viên,quảng trường tíu tít tiếng cười nói, người vui chơi, người nhảy múa, tập thểthao; là lá cờ đỏ sao vàng tung bay khắp các nẻo đường quê hương... Những ngàyđộc lập, tự do, hạnh phúc này được đánh đổi bằng mồ hôi, xương máu, bằng tuôỉtrẻ của biết bao thế hệ người Việt Nam. Hòa bình thật đẹp và thiêng liêng!

Cựu chiến binh Nguyễn Xuân Thắng trân trọng giữ gìn giấy khen tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Cựu chiến binh Nguyễn Xuân Thắng trân trọng giữ gìn giấy khen tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Lần da thịt mình, cưụchiến binh Nguyễn Xuân Thắng (đơn vị C5, tiểu đoàn 8, trung đoàn 149, sư đoàn316), hiện sinh sống ở tổ 12, phường Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ, đếm: “1, 2,3, còn 3 mảnh đạn găm trong người, đều bên phải, cánh tay phải, ngực phải. 1 mảnhmé đầu bên phải thì không sờ thấy nữa”. Đây là những vết tích từ súng phóng lưụM79 của giặc Mỹ trong trận đánh sân bay Hòa Bình, giải phóng Buôn Ma Thuột, khiông Thắng cố gắng đưa đồng đội bị thương về tuyến sau.

“Đó là tiểu đội trưởngcủa tôi Nguyễn Công Loãn, chúng tôi đã sát cánh cùng nhau từ khi nhập quân ở miềnBắc, rồi tham gia Chiến dịch Xiêng Khoảng (Lào), hành quân vào tới đây giảiphóng Tây Nguyên. Anh ấy đã hy sinh trong trận đó, không đợi được đến ngày chiếnthắng” – nghẹn ngào rơi nước mắt, ông Thắng kể lại.

Ông Thắng, ông Loãncùng nhiều anh em khác trong đơn vị từng bảo nhau “sau nếu tao chết, chúng màycòn sống thì về báo tin cho gia đình giúp”. Giữ đúng lời hứa với đồng đội, gần 1năm sau Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, giải phóng miền Nam thống nhất đấtnước, ông Thắng mới rút ra Bắc, tìm về vùng quê xã Đại Cương, huyện Kim Bảng, tỉnhHà Nam thăm gia đình đồng đội Nguyễn Công Loãn. Mang theo di vật là chiếc vỏ gối thêu conchim bồ câu ngậm bông hoa và chiếc đồng hồ đeo tay. Ước vọng hòa bình của ngươìlính trẻ ấy đã thành sự thật nhưng anh không có ngày trở về.

Bởi vậy giờ phút hoàbình với ông Thắng thiêng liêng lắm. Ông nhớ sáng ngày 30/4, đơn vị ông đánhvào tiểu khu sư đoàn 25 ngụy, khi Dương Văn Minh đọc tuyên bố đầu hàng, ai nâýđều vui sướng, trong đầu nghĩ ngay đến ngày trở về nhà với bố mẹ, người thân.Sau đó đơn vị được giao tiếp quản khu vực Trảng Bàng (Tây Ninh). Mới đây cuôítháng 3, ông Thắng tham gia đoàn cựu chiến binh của tỉnh trở lại thăm chiến trườngxưa, tận mắt chứng kiến miền Nam đổi khác. Ông kể: “Trước chỗ chúng tôi đóngquân cách ngã ba Trảng Bàng 100m, nhà lá lụp xụp. Giờ nơi đó đã thành ngã tư,đường êm thuận, nhà cửa đông đúc, to đẹp, xe cộ đi lại ngày đêm. TP. Hồ Chí Minhthì sầm uất, tấp nập. Những địa điểm xưa giờ khó mà nhận ra. Nhìn đất nước đôỉmới tôi càng thêm tự hào. Mong Việt Nam ngày càng giàu mạnh, lịch sử được ghinhớ và trân trọng, mọi người dân đoàn kết chung tay xây dựng quê hương đất nước”.

Cựu chiến binh Nguyễn Xuân Thắng và Nguyễn Thanh Dong ôn lại ký ức ngày giải phóng cùng con cháu.

Cựu chiến binh Nguyễn Xuân Thắng và Nguyễn Thanh Dong ôn lại ký ức ngày giải phóng cùng con cháu.

Cựu chiến binh NguyễnThanh Dong, đơn vị C7, D5, trung đoàn 29, sư đoàn 968 (sinh sống tại tổ 5, phườngMường Thanh), nhập ngũ từ năm 1966, trải qua nhiều trận đánh ác liệt, 2 lần bịthương nặng (1 lần phải ra Bắc điều trị) cũng đợi được ngày toàn thắng, chungniềm vui khải hoàn. Xoa bóp tay, chân vẫn còn đau nhức do vết thương cũ táiphát, ông Dong cho biết: “Sau khi giải phóng Buôn Ma Thuột, chúng tôi được lệnhhành quân thần tốc vào miền Nam, trên đường đi, đêm 29/3/1975 xe chúng tôitrúng phản kích của địch. Tôi bị gãy xương đòn, xương bả vai, cánh tay, đượcđưa về Bệnh viên quân đội 47 Buôn Ma Thuột (mình tiếp quản sau khi chiến thắng)trị thương. Ngày 30/4, tôi cùng các thương binh khác được lãnh đạo bệnh việnvào phòng báo tin quân ta chiến thắng. Mọi người lặng đi rưng rưng mất mấy giâyrồi cùng reo “Giải phóng rồi! Giải phóng rồi...”. Nhiều người chân còn băng bó màvẫn cố gắng đứng dậy, nhảy cà nhắc hò reo”.

Cựu chiến binh Bùi Công Khanh trò chuyện với các cựu chiến binh cùng chi hội.

Cựu chiến binh Bùi Công Khanh trò chuyện với các cựu chiến binh cùng chi hội.

Trải qua những ngàygian khó, với nhiều mất mát, đau thương, bi tráng, các cựu chiến binh là nhữngngười hiểu hơn hết giá trị của hòa bình. Ông Bùi Công Khanh (đơn vị Trung đoàn335, Quân khu Tây Bắc), hiện sinh sống tại tổ 3, phường Mường Thanh nhớ lại: “Năm1971, từ chiến trường trở về thăm nhà ở Thái Bình, hình ảnh đầu tiên đập vào mắttôi là cây cầu tạm bợ thay thế cầu đã bị bom Mỹ đánh sập. Bước vào làng, cảnh vậttiêu điều, chỉ còn lại phụ nữ, người già và trẻ nhỏ, làng quê nghèo cơm độnkhoai sắn. Những ngày tôi ở nhà, bà con đến thăm, hỏi tin tức người thân, rôìlại lặng lẽ ra về trong nỗi chờ mong khắc khoải. Thế nhưng vẫn luôn sẵn sàng tấtcả cho tiền tuyến, thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.

Cựu chiến binh Bùi Công Khanh chia sẻ thêm:“Thế hệ chúng tôi trải qua những ngày hào hùng ấy, thực sự thấm thía hòa bình đẹpthế nào. Suốt 50 năm qua, Đảng, Nhà nước đã lãnh đạo nhân dân ta đưa đất nướcphát triển đi lên rực rỡ như ngày hôm nay là điều mà xưa kia chúng tôi không thểmường tượng ra được. Còn sống và trở về là điều may mắn, được chứng kiến đất nướcvươn mình hôm nay là điều vô cùng hạnh phúc mà cả đời tôi tự hào, hãnh diện”.

"Hòa bình đẹp lắm" cũnglà điều thế hệ trẻ nhận thức được, trân trọng và gìn giữ. Hướng về kỷ niệm50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thế hệ trẻ Điện Biên khắc ghilời dạy của cha ông, tận hưởng những ngày hòa bình đẹp đẽ nhưng không quêntrách nhiệm tiếp nối truyền thống cách mạng, nguyện ra sức dựng xây quê hương,đất nước.

Thế hệ trẻ Điện Biên nguyện viết tiếp câu chuyện hòa bình.

Bài, ảnh: Nguyễn Hiền

Nguồn Điện Biên Phủ: https://baodienbienphu.vn/bai-thuong/chinh-tri/thieng-lieng-hai-chu-hoa-binh
Zalo