Thiêng liêng biển đảo phương Nam

Trong suốt chiều dài của cuộc chiến tranh vệ quốc, vùng biển và hải đảo phía Nam chịu nhiều đau thương, mất mát, để rồi trở thành chốn linh thiêng để nhắc nhớ về một thời quá khứ hào hùng trong đấu tranh giải phóng dân tộc, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.

Ở phần lãnh thổ máu thịt này của Tổ quốc, ai một lần đến, một lần qua đều cảm nhận sự khó khăn, vất vả nơi biển đảo tiền tiêu xa xôi đất liền, song cũng dâng trào niềm tự hào vùng biển bạc bình yên, giàu tiềm năng, là điểm tựa cho đất nước vươn lên mạnh giàu.

Ðể có được cơ đồ như ngày hôm nay và luôn bảo vệ bình yên vùng biển, vùng trời của Tổ quốc, đã có biết bao cán bộ, chiến sĩ hy sinh, đồng bào tử nạn. Những buổi viếng thăm, thắp lên những nén tâm hương tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ, tri ân những người đi trước, đã tạo thêm sức mạnh và gầy dựng niềm tin, các thế hệ hôm nay và mai sau nguyện một lòng ra sức bảo vệ vững chắc vùng biển, vùng trời Tổ quốc, vì sự trường tồn của đất nước.

Ðảo Thổ Chu (thuộc xã Thổ Châu, TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) là đảo tiền tiêu cuối cùng, xa nhất trên vùng biển phía Nam. Những ai khi đặt chân lên đảo cũng đều đến viếng Ðền thờ Thổ Châu, thắp nén hương tưởng niệm anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh và hương hồn các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh, cùng hơn 500 đồng bào Thổ Chu đã bị Khmer Ðỏ sát hại trong cuộc chiến tranh vệ quốc.

Ðảo Thổ Chu (thuộc xã Thổ Châu, TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) là đảo tiền tiêu cuối cùng, xa nhất trên vùng biển phía Nam. Những ai khi đặt chân lên đảo cũng đều đến viếng Ðền thờ Thổ Châu, thắp nén hương tưởng niệm anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh và hương hồn các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh, cùng hơn 500 đồng bào Thổ Chu đã bị Khmer Ðỏ sát hại trong cuộc chiến tranh vệ quốc.

Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam tổ chức lễ tưởng niệm đặc biệt và xúc động giữa trùng khơi, tưởng nhớ, tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong chiến đấu, bảo vệ vùng biển, vùng trời của Tổ quốc, các ngư dân tử nạn trên biển Tây Nam.

Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam tổ chức lễ tưởng niệm đặc biệt và xúc động giữa trùng khơi, tưởng nhớ, tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong chiến đấu, bảo vệ vùng biển, vùng trời của Tổ quốc, các ngư dân tử nạn trên biển Tây Nam.

Những cánh hạt giấy được thả xuống vùng biên giới biển thể hiện ước nguyện và khát vọng hợp tác, hòa bình, thịnh vượng và bình an, mai mắn, dần xóa đi những nổi đau, mất mát hy sinh, cầu mong an toàn trong khai thác hải sản…

Những cánh hạt giấy được thả xuống vùng biên giới biển thể hiện ước nguyện và khát vọng hợp tác, hòa bình, thịnh vượng và bình an, mai mắn, dần xóa đi những nổi đau, mất mát hy sinh, cầu mong an toàn trong khai thác hải sản…

Nghĩa trang Liệt sĩ Hàng Dương tại huyện đảo Côn Ðảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) là nơi yên nghỉ của hàng ngàn chiến sĩ cách mạng kiên trung và những người yêu nước đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân. Trong hải trình phía Nam, đây là địa điểm linh thiêng để các đoàn đến viếng hương hồn các thế hệ cha anh đã ngã xuống.

Nghĩa trang Liệt sĩ Hàng Dương tại huyện đảo Côn Ðảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) là nơi yên nghỉ của hàng ngàn chiến sĩ cách mạng kiên trung và những người yêu nước đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân. Trong hải trình phía Nam, đây là địa điểm linh thiêng để các đoàn đến viếng hương hồn các thế hệ cha anh đã ngã xuống.

Có diện tích rộng 190.000 m2 với 4 khu, Nghĩa trang Liệt sĩ Hàng Dương có 1.921 phần mộ, tuy nhiên chỉ 713 ngôi mộ là có thể xác định danh tính.

Có diện tích rộng 190.000 m2 với 4 khu, Nghĩa trang Liệt sĩ Hàng Dương có 1.921 phần mộ, tuy nhiên chỉ 713 ngôi mộ là có thể xác định danh tính.

Trần Nguyên thực hiện

Nguồn Cà Mau: https://baocamau.vn/thieng-lieng-bien-dao-phuong-nam-a37271.html
Zalo