Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lịch sử, Địa lý thu hút thí sinh
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố số liệu chính thức về việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025, phản ánh nhiều điểm đáng chú ý trong xu hướng chọn môn của thí sinh năm nay.
Bộ GD&ĐT cho biết, thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo các môn tự chọn. Trong đó, Lịch sử là môn được thí sinh lựa chọn nhiều nhất với trên 499.300 thí sinh trên tổng số trên 1,15 triệu thí sinh đăng ký dự thi, chiếm tỷ lệ gần 43%; tiếp đó, môn Địa lý với trên 494 thí sinh đăng ký, chiếm tỷ lệ 42,5%.
Với tổng số có 1.162.143 thí sinh đăng ký dự thi. Các môn khoa học tự nhiên có tỷ lệ đăng ký dự thi tương đối thấp.

Môn Lịch sử là môn được thí sinh lựa chọn nhiều nhất với trên 499.300 thí sinh (Ảnh minh họa).
Cụ thể, môn Vật lý có 354.298 thí sinh lựa chọn, chiếm tỷ lệ gần 30,5%. Môn Hóa học có số thí sinh đăng ký dự thi ít hơn với 246.700 thí sinh, chiếm tỷ lệ 21,2%. Môn Sinh học có số thí sinh đăng ký dự thi ít hơn nữa, chỉ 72.669 em, chiếm tỷ lệ 6,2%.
Như vậy, so với năm 2024, tỷ lệ thí sinh lựa chọn môn khoa học tự nhiên đã giảm mạnh. Năm 2024, tỷ lệ thí sinh chọn bài thi Khoa học tự nhiên để thi tốt nghiệp THPT chiếm 37%.
Hơn 1,16 triệu thí sinh dự thi THPT 2025
Hà Nội công bố chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 năm 2025: Những điểm mới đáng chú ý
Trước việc có tỷ lệ thí sinh lựa chọn môn khoa học tự nhiên không ngừng sụt giảm, nhiều ý kiến lo ngại về chất lượng nguồn nhân lực liên quan đến lĩnh vực này trong tương lai, đặc biệt khi các lĩnh vực phát triển nhanh như công nghệ thông tin và các ngành kỹ thuật đang ngày càng cần đến những chuyên gia có kiến thức vững chắc về khoa học tự nhiên.
Năm nay cho thấy, môn Tin học cũng có số lượng thí sinh đăng ký. Tuy nhiên rất ít, với 7.716 thí sinh, chiếm tỷ lệ chưa đến 1% (chiếm tỷ lệ 0,6%). Môn Công nghệ Công nghiệp là môn được lựa chọn ít nhất, với 2.428 thí sinh lựa chọn, chiếm tỷ lệ 0,2%. Đây cũng là năm đầu tiên Bộ GD&ĐT đưa các môn này vào danh sách các môn thi tốt nghiệp PTTH.
Điều này cho thấy xu hướng chuyển dịch trong lựa chọn môn thi của thí sinh, khi mà các môn xã hội như Lịch sử và Địa lý ngày càng thu hút sự quan tâm, có thể phản ánh sự thay đổi trong tư duy giáo dục cũng như nhu cầu thị trường lao động hiện nay.
Kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025 sẽ diễn ra vào các ngày 27 và 28/6. Năm nay cũng là năm tốt nghiệp của lứa học sinh đầu tiên học theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.
Theo chương trình mới, học sinh không phải học bắt buộc tất cả các môn như trước đây mà chỉ cần học bắt buộc 4 môn gồm Toán, Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý, đồng thời có thể chọn học thêm 4 môn trong số các môn còn lại.

Tổng số thí sinh đăng ký dự thi theo từng môn. (Nguồn: Bộ GD-ĐT).
Kỳ thi năm nay có nhiều thay đổi, thí sinh chỉ phải thi bắt buộc hai môn Ngữ văn và Toán, và được phép chọn thêm 2 môn trong số các môn đã lựa chọn học ở bậc trung học phổ thông. Nhờ vậy, kỳ thi năm nay có số lượng môn thi nhiều hơn so với các năm trước.
Tuy nhiên, sự giảm sút trong lựa chọn các môn khoa học tự nhiên có thể gây lo ngại cho chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai, đặc biệt trong bối cảnh phát triển của ngành công nghệ thông tin và kỹ thuật. Như vậy, Bộ GD&ĐT cần xem xét và có chính sách điều chỉnh phù hợp nhằm đảm bảo một nguồn nhân lực vững mạnh cho các lĩnh vực yêu cầu chuyên môn cao trong tương lai.