Thanh Hóa: Cận cảnh cây cầu huyền thoại bắc qua dòng sông Mã

Cầu Hàm Rồng không chỉ là huyết mạch giao thông Bắc - Nam quan trọng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Mỹ mà còn là một biểu tượng hiên ngang, sừng sững, soi bóng trên dòng sông Mã và sự đoàn kết, mưu trí, đùm bọc, gắn bó quân và dân Thanh Hóa cùng với nhân dân cả nước.

Cầu Hàm Rồng được xây dựng đầu tiên (1901-1905) dưới thời thực dân Pháp, cầu được khởi công xây dựng vào năm 1901 và hoàn thành, khánh thành vào ngày 17/3/1905 do các kiến trúc sư người Pháp với thiết kế vòm thép không có trụ giữa. Ở giữa cầu sẽ có đường ray cho tàu hỏa chạy qua. Hai bên là phần đường dành cho xe ô tô và xe thô sơ qua lại. Đến năm 1946, cầu Hàm Rồng đã bị phá hủy theo chủ trương tiêu thổ kháng chiến ngăn chặn bước tiến quân xâm lược.

Sau hơn 60 năm sử dụng, cầu Hàm Rồng vẫn vững chãi nối đôi bờ sông Mã.

Sau hơn 60 năm sử dụng, cầu Hàm Rồng vẫn vững chãi nối đôi bờ sông Mã.

Năm 1962, cầu Hàm Rồng có trụ được khởi công xây dựng lại, do đội cầu Trần Quốc Bình chịu trách nhiệm thi công. Sau 16 tháng lao động vô cùng gian khổ, bằng sự tài tình, dũng cảm của các kỹ sư, công nhân xây dựng cầu, sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, cầu được khánh thành đúng vào dịp sinh nhật lần thứ 74 của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1965). Cầu có hai nhịp dầm thép với chiều dài 160m, rộng 17m, có đường xe lửa chạy giữa, hai bên là đường ô tô và người đi bộ.

Ngày 3 - 4/4/1965, đế quốc Mỹ đã huy động lực lượng không quân, hải quân tập trung bắn phá cầu Hàm Rồng nhằm cắt đứt đường giao thông huyết mạch, ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Cầu Hàm Rồng là trọng điểm đánh phá của đế quốc Mỹ trong những năm 1965 – 1973.

Trong mưa bom bão đạn khốc liệt, quân và dân Thanh Hóa đã cùng lực lượng bộ đội chủ lực của cả nước làm nên những kỳ tích. Một dấu ấn vĩ đại của quân và dân Hàm Rồng là sự kiện diễn ra trong hai ngày tại khu vực cầu Hàm Rồng đã đi vào lịch sử oanh liệt của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Trong hai ngày 3-4/4/1965, đế quốc Mỹ đã điên cuồng sử dụng hơn 300 lượt máy bay và tổ chức thành 12 đợt công kích dữ dội xuống Hàm Rồng nhằm đánh sập bằng được cầu Hàm Rồng. Với khẩu hiệu “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, quân và dân Thanh Hóa đã kiên cường chống trả, bắn rơi 47 chiếc máy bay, bắt sống 02 giặc lái.

Năm 1962, lần thứ 2 cầu Hàm Rồng có trụ được khởi công xây dựng lại.

Năm 1962, lần thứ 2 cầu Hàm Rồng có trụ được khởi công xây dựng lại.

Cầu có hai nhịp dầm thép với chiều dài 160m, rộng 17m, có đường xe lửa chạy giữa, hai bên là đường ô tô và người đi bộ.

Cầu có hai nhịp dầm thép với chiều dài 160m, rộng 17m, có đường xe lửa chạy giữa, hai bên là đường ô tô và người đi bộ.

Cầu gồm hai nhịp dầm thép hình chữ I, các dầm thép được liên kết bằng bu lông.

Cầu gồm hai nhịp dầm thép hình chữ I, các dầm thép được liên kết bằng bu lông.

Phần đường ô tô và dành cho người đi bộ được lát những tấm bê tông cốt thép, đặt trên các thanh dầm chữ I, liên kết bằng bu lông.

Phần đường ô tô và dành cho người đi bộ được lát những tấm bê tông cốt thép, đặt trên các thanh dầm chữ I, liên kết bằng bu lông.

Các thanh dầm sắt chữ I được liên kết nhau bằng hàng chục bu lông sắt.

Các thanh dầm sắt chữ I được liên kết nhau bằng hàng chục bu lông sắt.

Một trong 2 mố cầu của cây cầu Hàm Rồng đầu tiên còn sót lại sau bao năm tháng.

Một trong 2 mố cầu của cây cầu Hàm Rồng đầu tiên còn sót lại sau bao năm tháng.

Thảo Chi

Nguồn Xây Dựng: https://baoxaydung.com.vn/thanh-hoa-can-canh-cay-cau-huyen-thoai-bac-qua-dong-song-ma-397476.html
Zalo