Tháng nào cũng có 5 ngày tam nương và việc nên làm để cầu phúc lành
Mặc dù ngày tam nương thường bị coi là ngày xấu, nhưng không phải ai cũng có thể tránh né mọi hoạt động. Dưới đây là một số lời khuyên mang tính chất tâm linh giúp cân bằng năng lượng trong ngày tam nương.
Ngày tam nương là gì?
Theo lịch âm, ngày tam nương là những ngày mùng 3, mùng 7, 13, 18, 22 và 27 âm lịch hàng tháng. Cụm từ "tam nương" mang nghĩa là "ba người đàn bà", bắt nguồn từ câu chuyện về ba người phi tần xinh đẹp trong lịch sử Trung Hoa: Muội Hỉ, Đát Kỷ và Bao Tự. Họ bị xem là nguyên nhân khiến ba triều đại Hạ, Thương, Chu sụp đổ vì mê hoặc các vị vua đương thời.
Từ đó, trong văn hóa dân gian, ngày tam nương được coi là những ngày xấu, gắn liền với tai ương, vận hạn hoặc những điều không may mắn. Người xưa thường tránh làm các việc trọng đại vào ngày này để tránh "rước họa vào thân".
Tuy không có cơ sở khoa học, nhưng quan niệm này vẫn ăn sâu trong nếp sống, thói quen và tín ngưỡng tâm linh của nhiều người Việt cho đến ngày nay.

Ngày tam nương mang tính chất tâm linh nhiều hơn là yếu tố thiên văn hay khoa học.
Ngày tam nương mang tính chất tâm linh nhiều hơn là yếu tố thiên văn hay khoa học. Tuy nhiên, với niềm tin rằng "có kiêng có lành", rất nhiều người vẫn lựa chọn né tránh các hoạt động quan trọng vào ngày tam nương để giữ gìn sự bình an và thuận lợi trong cuộc sống.
Việc nên làm ngày tam nương
- Giữ tâm an, tránh nóng nảy: Vào ngày tam nương, nên giữ tâm lý bình tĩnh, tránh tranh cãi, mâu thuẫn hay quyết định vội vàng. Sự ổn định về tinh thần sẽ giúp kiểm soát mọi tình huống một cách sáng suốt hơn.
- Làm việc thiện, cúng dường, bố thí: Nhiều người tin rằng việc làm thiện nguyện vào ngày tam nương giúp tăng năng lượng tích cực, hóa giải những điềm xấu.
- Dọn dẹp nhà cửa, thanh lọc không gian sống: Giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng sẽ giúp lưu thông khí tốt, hạn chế tà khí, đồng thời mang lại cảm giác an lành và thư giãn cho gia đình.
- Tụng kinh, thiền định, niệm Phật: Với những ai theo Phật giáo, việc tụng kinh hoặc thiền trong ngày tam nương có thể giúp tâm hồn thanh thản, từ đó giảm bớt lo lắng và căng thẳng.

Nên làm việc thiện ngày tam nương.
- Xem ngày giờ hoàng đạo để hóa giải: Nếu buộc phải tiến hành việc quan trọng vào ngày tam nương, hãy tham khảo ngày giờ hoàng đạo hoặc mời thầy phong thủy tư vấn để chọn giờ lành nhằm trung hòa năng lượng xấu.
Ngày tam nương tuy không được khoa học hiện đại chứng minh là có ảnh hưởng thực tế đến vận mệnh hay cuộc sống, nhưng trong văn hóa dân gian Việt Nam, đây vẫn là một ngày đặc biệt cần lưu ý.
Việc không nên làm ngày tam nương
- Không nên cưới hỏi: Người xưa tin rằng tổ chức đám cưới vào ngày tam nương sẽ gặp trục trặc trong hôn nhân, vợ chồng lục đục, dễ tan vỡ. Vì thế, các cặp đôi thường tránh chọn ngày này để làm lễ cưới hỏi hoặc đăng ký kết hôn.
- Không nên khởi công xây dựng: Việc động thổ, xây nhà, đổ móng… là những việc quan trọng, cần có ngày giờ tốt để mang lại vận may, phúc khí. Do đó, ngày tam nương bị xem là đại kỵ trong việc khởi công xây dựng.
- Không nên khai trương, mở hàng: Ngày đầu tiên kinh doanh hoặc mở cửa hàng mới có ý nghĩa "đầu xuôi, đuôi lọt". Nếu khai trương vào ngày tam nương, theo dân gian, dễ gặp thất bại, buôn bán ế ẩm, tài lộc suy giảm.

Nếu buộc phải tiến hành việc quan trọng vào ngày tam nương, hãy tham khảo ngày giờ hoàng đạo.
- Không nên xuất hành đi xa: Đi xa vào ngày tam nương dễ gặp bất trắc như tai nạn, trễ chuyến, mất đồ… Vì vậy, nhiều người cẩn trọng thường tránh chọn ngày này để đi du lịch, công tác hay di chuyển đường dài.
- Không ký kết hợp đồng, làm việc trọng đại: Trong lĩnh vực kinh doanh hay đầu tư, ngày tam nương bị coi là "ngày xấu", không thuận lợi cho việc ký kết hay khởi đầu một dự án. Nhiều người cho rằng làm việc lớn vào ngày này dễ gặp trở ngại, hao tổn tài chính.
* Thông tin trong bài mang tính tham khảo.