Tết cổ truyền trong đồng bào dân tộc thiểu số

Cứ vào mỗi độ Tết đến Xuân về, khi những bông hoa rừng khoe sắc rực rỡ thì đó cũng là lúc mỗi gia đình đồng bào các dân tộc cùng nhau làm bánh để đón Tết. Đồng bào dân tộc Hrê quây quần bên nhau để làm bánh đơn, bánh cặp từ lá dong, gạo nếp để cúng kiếng ông bà, tổ tiên và thiết đãi bà con, chòm xóm, người thân khi ghé đến nhà thăm, chúc Tết. Chiếc bánh tuy giản dị nhưng là tất cả tấm lòng của mỗi người Hrê vào dịp Tết cổ truyền.

Cứ vào mỗi độ Tết đến Xuân về, khi những bông hoa rừng khoe sắc rực rỡ thì đó cũng là lúc mỗi gia đình đồng bào các dân tộc cùng nhau làm bánh để đón Tết. Đồng bào dân tộc Hrê quây quần bên nhau để làm bánh đơn, bánh cặp từ lá dong, gạo nếp để cúng kiếng ông bà, tổ tiên và thiết đãi bà con, chòm xóm, người thân khi ghé đến nhà thăm, chúc Tết. Chiếc bánh tuy giản dị nhưng là tất cả tấm lòng của mỗi người Hrê vào dịp Tết cổ truyền.

Nếu như đồng bào Hrê quây quần bên nhau để làm những chiếc bánh đơn, bánh cặp từ lá dong và nếp thì trong các dịp lễ hội hay các ngày trọng đại của gia đình, làng xóm của đồng bào Cor, loại bánh trên mâm cỗ không thể thiếu là bánh lá đót. Đây là một loại bánh truyền thống của đồng bào Cor, thể hiện sự no đủ, đầm ấm.

Nếu như đồng bào Hrê quây quần bên nhau để làm những chiếc bánh đơn, bánh cặp từ lá dong và nếp thì trong các dịp lễ hội hay các ngày trọng đại của gia đình, làng xóm của đồng bào Cor, loại bánh trên mâm cỗ không thể thiếu là bánh lá đót. Đây là một loại bánh truyền thống của đồng bào Cor, thể hiện sự no đủ, đầm ấm.

Những món ăn truyền thống đặc trưng của đồng bào các dân tộc dịp Tết cổ truyền.

Những món ăn truyền thống đặc trưng của đồng bào các dân tộc dịp Tết cổ truyền.

Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh tự tin giới thiệu văn hóa của dân tộc mình thông qua trang phục truyền thống, các vật dụng trong gia đình…

Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh tự tin giới thiệu văn hóa của dân tộc mình thông qua trang phục truyền thống, các vật dụng trong gia đình…

Các trò chơi dân gian dịp Tết cổ truyền của đồng bào các dân tộc như: Bắn nỏ, chuyền chanh bằng muỗng, chuyền bóng bằng bìa, tố cầu, bịt mắt bắt vịt...

Các trò chơi dân gian dịp Tết cổ truyền của đồng bào các dân tộc như: Bắn nỏ, chuyền chanh bằng muỗng, chuyền bóng bằng bìa, tố cầu, bịt mắt bắt vịt...

Dựng cây nêu ngày Tết Nguyên đán là một phong tục lâu đời của người Việt mang ý nghĩa biểu tượng bảo vệ, mang đến sự bình yên cho người dân. Trên ngọn cây nêu, người ta treo những đồ vật tùy theo phong tục của từng dân tộc, từng địa phương khác nhau.

Dựng cây nêu ngày Tết Nguyên đán là một phong tục lâu đời của người Việt mang ý nghĩa biểu tượng bảo vệ, mang đến sự bình yên cho người dân. Trên ngọn cây nêu, người ta treo những đồ vật tùy theo phong tục của từng dân tộc, từng địa phương khác nhau.

Nói đến văn hóa của mỗi dân tộc, chúng ta không thể không nhắc đến những làn điệu dân ca, túc chiêng, những điệu dân vũ, điệu xoang, điệu cà đáo thân quen và cả những bài hát ta lêu, ca choi, tiếng chiêng ngân mừng Ngày hội Tết cổ truyền của đồng bào các dân tộc.

Nói đến văn hóa của mỗi dân tộc, chúng ta không thể không nhắc đến những làn điệu dân ca, túc chiêng, những điệu dân vũ, điệu xoang, điệu cà đáo thân quen và cả những bài hát ta lêu, ca choi, tiếng chiêng ngân mừng Ngày hội Tết cổ truyền của đồng bào các dân tộc.

Đến với đồng bào các dân tộc, chúng ta khó có thể quên được sự hiếu khách của người dân nơi đây, sự nồng ấm của tình người, càng ngây ngất hơn bởi men say của những ché rượu cần. Bên ché rượu cần, bên bếp lửa nhà sàn, câu chuyện lại nồng ấm thêm giữa núi rừng trùng điệp, bao la, hùng vĩ. Khó có thể đoán định được rượu cần đã có tự bao giờ, chỉ có một điều chắc chắn rằng rượu cần đã gắn bó rất lâu đời với đồng bào ta như một chất keo gắn kết với cuộc sống lao động, sản xuất như chính người dân gắn với quê hương, buôn làng.

Đến với đồng bào các dân tộc, chúng ta khó có thể quên được sự hiếu khách của người dân nơi đây, sự nồng ấm của tình người, càng ngây ngất hơn bởi men say của những ché rượu cần. Bên ché rượu cần, bên bếp lửa nhà sàn, câu chuyện lại nồng ấm thêm giữa núi rừng trùng điệp, bao la, hùng vĩ. Khó có thể đoán định được rượu cần đã có tự bao giờ, chỉ có một điều chắc chắn rằng rượu cần đã gắn bó rất lâu đời với đồng bào ta như một chất keo gắn kết với cuộc sống lao động, sản xuất như chính người dân gắn với quê hương, buôn làng.

Thực hiện: TRỊNH PHƯƠNG

Trình bày: Q.DUYÊN

Nguồn Quảng Ngãi: http://baoquangngai.vn/media/goc-anh/202502/photos-tet-co-truyen-trong-dong-bao-dan-toc-thieu-so-7b51294/
Zalo