Tập luyện đúng cách ở người mắc hội chứng antiphospholipid

Tập thể dục thường xuyên giúp ngăn ngừa gây ra cục máu đông, đặc biệt là đối với người mắc hội chứng antiphospholipid. Vậy người mắc hội chứng antiphospholipid cần lưu ý gì trong quá trình tập luyện để không gây hại sức khỏe?

1. Người mắc hội chứng antiphospholipid có nên tập thể dục?

NỘI DUNG

1. Người mắc hội chứng antiphospholipid có nên tập thể dục?

2. Lựa chọn hình thức tập luyện phù hợp

3. Một số lưu ý khi tập luyện đối với người mắc hội chứng antiphospholipid

Hội chứng antiphospholipid hay hội chứng kháng phospholipid là một bệnh tự miễn, xảy ra khi hệ thống miễn dịch sản xuất các kháng thể chống lại phospholipid trong máu, từ đó hình thành cục máu đông trong lòng mạch và/hoặc sảy thai ở phụ nữ mang thai.

Hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho hội chứng antiphospholipid. Thay vào đó, người bệnh được chỉ định sử dụng thuốc, kết hợp thay đổi lối sống, tập thể dục thường xuyên nhằm hỗ trợ giảm nguy cơ đông máu và hình thành cục máu đông, từ đó hạn chế nguy cơ biến chứng.

Tùy vào từng thể trạng cũng như tình trạng bệnh, bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên về hình thức, tần suất tập luyện phù hợp. Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn, đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích tích cực cho người mắc hội chứng antiphospholipid. Cụ thể, các bài tập aerobic nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội hoặc yoga có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ huyết khối.

Tập thể dục cũng là một liệu pháp thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng, lo lắng. Nhờ đó, người bệnh sẽ ngủ ngon hơn, nâng cao sức khỏe tổng thể. Điều này rất quan trọng trong quản lý bệnh tự miễn nói chung và hội chứng antiphospholipid nói riêng.

Hội chứng antiphospholipid xảy ra khi hệ thống miễn dịch sản xuất các kháng thể chống lại phospholipid trong máu, từ đó hình thành cục máu đông.

Hội chứng antiphospholipid xảy ra khi hệ thống miễn dịch sản xuất các kháng thể chống lại phospholipid trong máu, từ đó hình thành cục máu đông.

2. Lựa chọn hình thức tập luyện phù hợp

Người mắc hội chứng antiphospholipid có thể tham gia các hoạt động thể chất để duy trì sức khỏe, nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng và an toàn để tránh nguy cơ huyết khối, chấn thương.

Dưới đây là một số hình thức tập luyện:

- Đi bộ: Đi bộ là một trong những hình thức tập luyện đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đối với người mắc hội chứng antiphospholipid, nên duy trì đi bộ đều đặn nhằm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.

Lúc mới bắt đầu, có thể tập đi bộ 5 hay 10 phút/ngày. Thời lượng đi sẽ tăng dần lên và khi đã quen, có thể đi từ 30-40 phút/ngày.

- Bơi lội: Bơi lội giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường sự linh hoạt và giảm căng thẳng mà không gây sức ép lên cơ xương khớp. Một số kiểu bơi phù hợp với người mắc hội chứng antiphospholipid như bơi ếch, bơi ngửa...

- Đạp xe: Duy trì thói quen đạp xe đều đặn từ 4-5 buổi mỗi tuần, sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và thể lực ở người mắc hội chứng antiphospholipid. Đạp xe trong nhà hoặc ngoài trời đều mang lại lợi ích như nhau.

- Yoga: Các bài tập yoga đơn giản, không gây áp lực lên cơ thể, giúp cải thiện sự linh hoạt, giảm căng thẳng. Người mắc hội chứng antiphospholipid có thể chọn các tư thế yoga cơ bản, tập trung vào việc thở và thư giãn.

- Thái cực quyền: Tập thái cực quyền với các động tác chậm rãi, nhẹ nhàng, giúp cải thiện sự cân bằng, sức bền và giảm căng thẳng.

Người mắc hội chứng antiphospholipid có thể chọn các tư thế yoga cơ bản, tập trung vào việc thở và thư giãn.

Người mắc hội chứng antiphospholipid có thể chọn các tư thế yoga cơ bản, tập trung vào việc thở và thư giãn.

3. Một số lưu ý khi tập luyện đối với người mắc hội chứng antiphospholipid

Để đảm bảo tập luyện đúng cách, không gây hại sức khỏe, người mắc hội chứng antiphospholipid cần lưu ý:

- Lắng nghe cơ thể trong quá trình tập, không tập quá sức hoặc cố gắng tập khi có các triệu chứng sức khỏe bất thường.

- Chọn bài tập phù hợp, cường độ tập tăng dần, có thể phối hợp nhiều hình thức tập luyện khác nhau.

- Tránh các bài tập thể dục có cường độ cao hoặc các môn thể thao có tính chất tiếp xúc mạnh (ví dụ như bóng đá, bóng rổ) vì tham gia những bộ môn này không phù hợp với người mắc hội chứng antiphospholipid, bởi nguy cơ gây chấn thương, đặc biệt nguy hiểm nếu người bệnh đang điều trị bằng thuốc chống đông máu.

- Uống đủ nước.

- Lựa chọn trang phục phù hợp, dễ chịu, đảm bảo thoải mái trong quá trình vận động.

Mời bạn đọc xem thêm:

ThS. BS. Nguyễn Thu Huyền

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/tap-luyen-dung-cach-o-nguoi-mac-hoi-chung-antiphospholipid-16924112711394557.htm
Zalo