7 dấu hiệu của ông bố bà mẹ lo lắng thái quá
Theo Bright Side, cha mẹ lo lắng có một trí tưởng tượng sống động. Họ có thể suy nghĩ quá mức về mọi thứ, khiến trẻ cũng cảm thấy bất an và lo lắng theo.
1. Luôn có những cuộc nói chuyện lo lắng: Cha mẹ lo lắng thường lặp đi lặp lại một thông tin nhiều lần, mặc dù đã nói trước đó rồi. Ví dụ, nếu bạn coi chó hoang là mối đe dọa và nói về chúng với giọng điệu kinh hoàng, con bạn cuối cùng cũng sẽ hình thành nỗi sợ hãi. Như vậy, bạn đã truyền nỗi sợ hãi của mình cho con. Một nghiên cứu cho thấy trẻ em được bảo vệ quá mức dễ bị lo lắng và bồn chồn hơn. Vì vậy, thay vì thổi phồng mọi thứ và khiến con lo lắng, cha mẹ hãy tự kiểm soát cảm xúc và dạy con cách kiểm soát các tình huống trong cuộc sống. Ảnh: Pexels.
2. Có thói quen tránh né: Trẻ em thường quan sát và bắt chước hành vi của cha mẹ, chúng không thể lý giải nỗi sợ hãi, sự né tránh của bạn, vì vậy chúng nhìn vào cha mẹ và lặp lại. Để tránh truyền sự lo lắng cho con, cha mẹ cần nhận thức được những hành vi tránh né của mình và tìm cách thay đổi chúng. Bằng cách đối mặt với nỗi sợ hãi và tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết, cha mẹ có thể tạo ra một môi trường tích cực và hỗ trợ cho con cái phát triển. Ảnh: Freepik.
3. Đáp ứng mọi yêu cầu của con: Mỗi khi con nổi cơn thịnh nộ, cha mẹ lo lắng ngay lập tức an ủi trẻ, ngay cả khi nhu cầu của chúng không hợp lý. Họ thường cảm thấy cần phải đáp ứng mọi nhu cầu của con để tránh sự lo lắng của chính họ. Điều này có thể dẫn đến sự phát triển tính cách lo lắng và phụ thuộc, thậm chí coi mình là nhất ở trẻ.
Để tránh hậu quả tiêu cực này, thay vì cố gắng dỗ dành hoặc xoa dịu trẻ, cách tốt hơn là không chú ý đến chúng. Trẻ hiểu rằng hành vi đó không có tác dụng và dần dần sẽ tự dừng lại. Ảnh: Pexels.
4. Theo dõi con 24/7: Cha mẹ lo lắng có xu hướng hoang tưởng và chiếm hữu. Họ kiểm tra điểm số của con mỗi ngày, sát sao con trong các buổi tập thể thao và đảm bảo mọi thứ được thực hiện với sự chăm chỉ tối đa. Nếu con mắc lỗi nhỏ nhất, họ luôn nghĩ đến trường hợp xấu nhất và phóng đại chúng. Kết quả là con trở thành một người cầu toàn và lo lắng. Để tránh điều này, cha mẹ hãy xác định không thể kiểm soát mọi thứ con làm. Thay vào đó, hãy tập trung vào phần của bạn và buông bỏ những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát. Ảnh: Pexels.
5. Bạn tra hỏi con mình: Cha mẹ lo lắng cần tất cả chi tiết để cảm thấy bớt lo lắng. Thông tin chính xác đóng vai trò như một sự giải thoát khỏi những suy nghĩ bất an của họ. Đổi lại, trẻ em cũng lo lắng vì cha mẹ của chúng phản ứng quá mức nếu chúng mắc lỗi. Vì vậy, cha mẹ nên tập trung vào hiện tại và thoải mái tư tưởng hơn. Hãy ngừng suy nghĩ tiêu cực vì nó chỉ làm tình hình tồi tệ hơn. Trong đa số trường hợp, những kịch bản thái quá mà bạn tưởng tượng khó có thể thành hiện thực. Ảnh: Freepik.
6. Không để con có có bí mật: Sự lo lắng thái quá của cha mẹ thường khiến họ cảm thấy cần phải kiểm soát mọi thứ liên quan đến con cái. Khi con cái có bí mật, cha mẹ cảm thấy như mất đi quyền kiểm soát cuộc sống của con. Họ lo sợ rằng con sẽ đưa ra những quyết định sai lầm hoặc gặp phải những rủi ro không mong muốn. Với xu hướng tưởng tượng ra những kịch bản tiêu cực, họ nghĩ rằng nếu con cái có bí mật, chắc chắn đó là điều gì đó xấu xa hoặc nguy hiểm. Tuy nhiên, cha mẹ cần hiểu rằng trẻ cũng cần có không gian riêng tư. Hãy tạo cơ hội cho con chia sẻ khi chúng muốn, chứ đừng ép buộc. Ảnh: Pexels.
7. Không cho phép con làm điều gì mà không có bạn: Cha mẹ lo lắng thường không tin tưởng vào khả năng tự lập của con mình, dẫn đến việc kiểm soát quá mức. Họ thậm chí không tin tưởng cả những người mà con họ chơi cùng hoặc nơi chúng tới. Điều này khiến trẻ cảm thấy ngột ngạt và không có cơ hội phát triển sự tự chủ. Để giải quyết vấn đề này, cha mẹ nên bắt đầu bằng việc giao cho con những nhiệm vụ nhỏ và dần dần giảm sự kiểm soát. Việc đưa ra hướng dẫn cũng có thể giúp cả cha mẹ và con cảm thấy an tâm hơn. Ảnh: Pexels.