Tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở nông thôn

Đất nước ta đang trong quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng kết hợp có hiệu quả phát triển chiều rộng với chiều sâu, đòi hỏi cơ cấu lao động hợp lý và không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực... Điều đó đặt ra phải làm tốt hơn nữa công tác đào tạo, trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn đóng một vai trò quan trọng để chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an si

Lao động nông thôn học nghề may công nghiệp. Ảnh: tư liệu N Lân.

Lao động nông thôn học nghề may công nghiệp. Ảnh: tư liệu N Lân.

Chính sách lớn của Đảng và Nhà nước

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta đã được cụ thể bằng Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” và Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 1/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ phủ về việc sửa đổi, bổ sung quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009, của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Theo đó, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn, phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện đại. Những năm qua, công tác này luôn được quan tâm triển khai thực hiện và đạt được một số thành tựu. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn được quan tâm khi sản xuất nông nghiệp có sự chuyển dịch từ nền nông nghiệp sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc chủ yếu vào tự nhiên sang sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất lớn, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ hiện đại gắn với kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn bước đầu đã có chuyển biến tích cực và đạt được một số kết quả. Chính sách mới về dạy nghề cho lao động nông thôn được ban hành tương đối đồng bộ và đã có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, doanh nghiệp, xây dựng được nội dung, chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện rõ ràng. Trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn ngoài các cơ sở đào tạo nghề, các địa phương cũng đã thu hút được các nhà khoa học của các viện nghiên cứu, trường, lao động kỹ thuật từ các doanh nghiệp, nghệ nhân, người có tay nghề cao trong các làng nghề tham gia giảng dạy. Công tác đào tạo nghề cơ bản phù hợp với nhu cầu người học, gắn kết với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và xây dựng nông thôn mới. Xây dựng thành công một số mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn làm cơ sở để triển khai nhân rộng. Với sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh đã giúp hàng chục ngàn lao động nông thôn được học nghề, có được việc làm phù hợp. Từ đó, người lao động sớm ổn định cuộc sống, thu nhập tăng lên, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng chuẩn nông thôn mới trên nhiều địa bàn xã, huyện trong tỉnh. Các nghề có tỷ lệ người lao động tham gia học nhiều nhất gồm: trồng và chăm sóc cây thanh long, trồng cây thanh long theo tiêu chuẩn VietGap, chăm sóc, cạo mủ cao su, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng rau an toàn, bảo vệ thực vật…

Người lao động làm việc tại Công ty TNHH Quốc tế Right Rich - KCN Hàm Kiệm II. Ảnh tư liệu

Người lao động làm việc tại Công ty TNHH Quốc tế Right Rich - KCN Hàm Kiệm II. Ảnh tư liệu

Đào tạo nghề gắn với việc nâng cao kỹ năng số cho người dân

Nông nghiệp là một trong những thế mạnh của tỉnh Bình Thuận nên công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được ưu tiên triển khai. Trong bối cảnh ngành nông nghiệp thay đổi mạnh mẽ theo hướng xanh, sạch và thích ứng với biến đổi khí hậu thì trình độ, kỹ năng của lao động nông thôn cũng phải được cập nhật để phù hợp với xu hướng này. Theo đó, mục tiêu của tỉnh là trong giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 sẽ mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.Trong giai đoạn này, mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn ước đạt 30.000 người, góp phần nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt từ 70% -75% và đến năm 2030 đạt từ 75% - 80%. Trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt từ 30% - 32% và đến năm 2030 đạt 32% - 37%. Đảm bảo lao động nông thôn sau đào tạo nghề có việc làm từ 80% trở lên. Để đạt được mục tiêu này, việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải gắn với đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng số cho người dân, góp phần phát triển kinh tế số, xã hội số khu vực nông thôn và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Tiếp cận nhanh và nâng cao năng lực chuyển đổi số của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đồng bộ hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý giáo dục nghề nghiệp từ cơ sở đào tạo đến cơ quan quản lý cấp huyện, tỉnh theo cơ sở dữ liệu chung của quốc gia. Đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với phương thức sản xuất tiên tiến, hiện đại, phù hợp với nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao. bên cạnh đó thúc đẩy tích hợp đa giá trị, nâng cao giá trị gia tăng, phát huy lợi thế vùng, miền, địa phương. Có chính sách đầu tư, hỗ trợ cho đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp và phát triển kinh tế tập thể khu vực nông thôn, các chương trình, đề án đào tạo, đào tạo lại phục vụ chuyển đổi nghề cho người dân do biến đổi khí hậu và tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đồng thời đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho người dân, góp phần phát triển kinh tế số, xã hội số ở khu vực nông thôn. Tích cực ứng dụng các nền tảng số để hỗ trợ dạy học trực tuyến trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ đào tạo cho lao động nông thôn, nhất là hỗ trợ về vốn, phương tiện sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, giới thiệu việc làm sau học nghề. Thực hiện cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ để nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo nghề. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho công tác đào tạo nghề, nhất là ở những ngành, nghề, những nơi có điều kiện, khuyến khích tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

PHAN LIÊN

Nguồn Bình Thuận: https://baobinhthuan.com.vn/tao-nguon-nhan-luc-chat-luong-cao-o-nong-thon-126877.html
Zalo