Tại sao Tôn Ngộ Không tìm đến Long Vương sau khi rời bỏ Đường Tăng?

Việc ghé thăm Long Vương không chỉ là một điểm dừng chân ngẫu hứng, mà còn là nơi Tôn Ngộ Không tìm kiếm sự an ủi trong lúc đang đầy bực bội vì bị hiểu lầm.

Sau khi được Đường Tăng giải thoát khỏi núi Ngũ Hành, Tôn Ngộ Không tưởng rằng mình đã gặp được minh sư, nguyện một lòng theo hầu thầy sang Tây Trúc thỉnh kinh. Thế nhưng, chỉ ít lâu sau, mâu thuẫn giữa hai thầy trò đã bùng nổ khiến Ngộ Không bỏ đi. Vì sao Hành Giả không trở về Hoa Quả sơn ngay mà lại tìm đến Đông Hải Long Vương?

Nguyên nhân khiến Tôn Ngộ Không bỏ đi

Ngay ở những chặng đường đầu tiên trên đường đi thỉnh kinh, khi gặp 6 tên cướp, Ngộ Không không chút ngần ngại dùng gậy Như Ý đánh chết cả sáu. Hành động ấy khiến Đường Tăng kinh hãi, cho rằng đồ đệ của mình quá tàn nhẫn, không có lòng từ bi – một phẩm chất quan trọng của người tu hành. Ngộ Không, vốn tính nóng nảy và tự cao, không chịu nổi những lời trách móc liên tục của sư phụ, bèn nổi giận cưỡi mây bay thẳng về hướng Đông, bỏ Đường Tăng lại phía sau.

Tuy nhiên, thay vì trở về núi Hoa Quả Sơn ngay, Ngộ Không lại ghé đến nơi ở của Đông Hải Long Vương.

Tôn Ngộ Không đến gặp Long Vương để tìm kiếm sự an ủi.

Tôn Ngộ Không đến gặp Long Vương để tìm kiếm sự an ủi.

Tại sao lại là Đông Hải Long Vương?

- Long Vương từng là bạn cũ: Trước khi bị giam dưới núi Ngũ Hành, Ngộ Không từng xuống Lung Cung để gặp Long Vương, thậm chí còn "mượn" Định Hải Thần Châm (sau này trở thành gậy Như Ý).

- Tìm người hiểu mình: Đông Hải Long Vương biết rõ tính cách của Ngộ Không, không phán xét mà còn khuyên nhủ. Khi nghe chuyện, Long Vương không trách mắng mà nhẹ nhàng khuyên nhủ.

- Cần một lời khuyên khôn ngoan: Đông Hải Long Vương gián tiếp nhắc nhở Ngộ Không về ơn cứu mạng của Đường Tăng và ý nghĩa của việc tu tâm dưỡng tính, giúp Hành Giả nguôi giận và quyết định quay lại.

Đặc biệt, trong lúc Ngộ Không tức giận, Long Vương đã khéo léo kể chuyện Trương Lương nhẫn nhịn để khuyên răn: "Đại thánh nên học theo bậc trí giả, nhẫn một chút để thành tựu đại sự.

Nếu bỏ dở giữa đường, chẳng phải uổng công Đức Bồ Tát điểm hóa?".

Nhờ đó, Ngộ Không nhận ra sai lầm, mày quay về để tiếp tục hành trình.

Việc Tôn Ngộ Không đến tìm Đông Hải Long Vương đã cho ta thấy rõ hơn một khía cạnh đời thường, có phần "con người" của Tôn Ngộ Không – một vị thần thánh lừng danh nhưng cũng đầy cảm xúc, sĩ diện và nóng tính. Việc ghé thăm Long Vương không chỉ là một điểm dừng chân ngẫu hứng, mà còn là nơi Ngộ Không tìm kiếm sự an ủi và công nhận trong lúc lòng đang đầy bực bội vì bị hiểu lầm.

Cuộc gặp gỡ tuy ngắn ngủi này, nhưng lại là chi tiết cho thấy sự giằng xé trong nội tâm của Ngộ Không – giữa bản chất ngang tàng và con đường tu hành chân chính. Nó là tiền đề cho sự trưởng thành của Ngộ Không sau này: Từ một yêu quái ngạo mạn trở thành đệ tử Phật gia chân chính.

* Bài viết dự trên quan điểm của tác giả!

Quốc Tiệp

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/tai-sao-ton-ngo-khong-tim-den-long-vuong-sau-khi-roi-bo-duong-tang-204250421212554267.htm
Zalo