Tái hiện bãi cọc Bạch Đằng, xe tăng M24 trên phố Nguyễn Huệ

Bãi bãi cọc Bạch Đằng trong chiến thắng quân Nguyên - Mông, xe tăng M24 trong chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1972 được Họa sĩ Lê Hữu Hiếu tái hiện trong hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

 Tác phẩm tranh bãi cọc Bạch Đằng được trưng bày tại triển lãm ở Phố đi bộ Nguyễn Huệ. Ảnh: Quang Phương chụp lại

Tác phẩm tranh bãi cọc Bạch Đằng được trưng bày tại triển lãm ở Phố đi bộ Nguyễn Huệ. Ảnh: Quang Phương chụp lại

Triển lãm “Từ chiến thắng Bạch Đằng đến đại thắng 30.4.1975” của họa sĩ Lê Hữu Hiếu đang được trưng bày tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1). Triểm lãm trưng bày mô hình cọc Bạch Đằng, xe tăng M24-CHAFFEE tỷ lệ 1:1 cùng "Thần Bảo hộ"... Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025) diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh đã gây sự chú ý của đông đảo du khách.

 Triển lãm thu hút sự quan tâm của nhiều du khách. Ảnh: Quang Phương

Triển lãm thu hút sự quan tâm của nhiều du khách. Ảnh: Quang Phương

Theo Họa sĩ Lê Hữu Hiếu, ông mất 10 năm để lên ý tưởng và hai năm thực hiện triển lãm này, nhằm tái hiện và tôn vinh những chiến thắng lịch sử của dân tộc Việt Nam. Triển lãm giới thiệu đến công chúng những tác phẩm điêu khắc sắp đặt của Họa sĩ Lê Hữu Hiếu. Các mô hình cao từ 2-6 m, trưng bày trên diện tích hơn 2.000m2.

 Bãi cọc Bạch Đằng được tái hiện lại bằng những cọc gỗ Bạch Đàn cao 5,6m đến 9m. Ảnh: Quang Phương

Bãi cọc Bạch Đằng được tái hiện lại bằng những cọc gỗ Bạch Đàn cao 5,6m đến 9m. Ảnh: Quang Phương

Điểm nhấn tại triển lãm là khu trưng bày bãi cọc Bạch Đằng, mô hình xe tăng treo ngược và "Thần Bảo hộ".

 Tác phẩm “Thần Bảo hộ”. Ảnh: Quang Phương

Tác phẩm “Thần Bảo hộ”. Ảnh: Quang Phương

Tác phẩm “Thần Bảo hộ” nói lên rằng người Việt thờ cúng các vị thần tự nhiên, thần bảo hộ, anh hùng dân tộc và cả những danh nhân lịch sử… Việc thờ cùng các vị thần để cầu mong sự bảo hộ, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và cuộc sống bình an. Đây còn là cách con người thể hiện lòng biết ơn đối với thiên nhiên và những người có công lao to lớn trong lịch sử.

Tác phẩm thể hiện một vị thần trong huyền thoại đang vươn mình lên để bảo hộ cho con dân nước Việt. Hình thái thông qua việc đan xen các khối gỗ, các hoa văn cổ, các bình gốm… gợi nên sự liên tưởng về việc kết nối giữa quá khứ với hiện tại và hiện tại với tương lai.

 Dưới đáy sông là vết tích còn sót lại của trận chiến. Đó là mũi tàu bị đánh chìm, là vỏ đạn... Ảnh: Quang Phương

Dưới đáy sông là vết tích còn sót lại của trận chiến. Đó là mũi tàu bị đánh chìm, là vỏ đạn... Ảnh: Quang Phương

 “Xe tăng treo ngược” gợi nhớ đến chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.

“Xe tăng treo ngược” gợi nhớ đến chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.

“Xe tăng treo ngược” được tái hiện là xe tăng M24-CHAFFEE do Mỹ viện trợ cho Pháp năm 1953, hiện nằm tại cánh đồng Mường Thanh, Điện Biên. Xe được họa sĩ thực hiện lại nguyên bản tỷ lệ 1:1 (nặng 3 tấn), làm bằng sắt và composite. Xe tăng được treo ngược trên đầu cọc Bạch Đằng. Đó là sự kế thừa nguồn sức mạnh vô tận từ cha ông để lại, tạo nên những kỳ tích ở thời hiện tại. Xe tăng lơ lửng trên cao cũng là cách liên tưởng đến “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.

 Một cọc gỗ Bạch Đằng đứng riêng tại triển lãm. Ảnh: Quang Phương

Một cọc gỗ Bạch Đằng đứng riêng tại triển lãm. Ảnh: Quang Phương

Còn “Bãi cọc Bạch Đằng”: cọc gỗ là gỗ bạch đàn xoắn được khai thác cách 10km về phía đầu nguồn sông Bạch Đằng. Cũng giống việc đưa xe tăng lên đầu mũi cọc, sử dụng lại cây ở vị trí cha ông từng khai thác làm cọc, có những ý nghĩa đặc biệt. Ý nghĩa về sự gợi nhớ lòng biết ơn những giá trị vô giá mà ông cha đã để lại. Cọc có chiều cao từ 5,6m đến 9m. Tổng trọng lượng khoảng 60 tấn.

 Các khối tượng kim loại là một ẩn dụ về sự kiên cường và bất khuất của lớp lớp những người con đất Việt mình đồng da sắt đã kiên cường hy sinh cho Tổ quốc. Ảnh: Quang Phương

Các khối tượng kim loại là một ẩn dụ về sự kiên cường và bất khuất của lớp lớp những người con đất Việt mình đồng da sắt đã kiên cường hy sinh cho Tổ quốc. Ảnh: Quang Phương

 Có những khối tượng cao đến 4,5m. Ảnh: Quang Phương

Có những khối tượng cao đến 4,5m. Ảnh: Quang Phương

Xung quanh các bãi cọc gỗ, xe tăng treo ngược là các khối tượng kim loại là một ẩn dụ về sự kiên cường và bất khuất của lớp lớp những người con đất Việt mình đồng da sắt đã kiên cường hy sinh cho Tổ quốc. Những khối kim loại vặn xoắn đan xen những lớp áo cho khán giả những cảm nhận về sự liên hệ giữa những linh hồn cha ông và những người đang tồn tại.

 Một nhóm các cháu thiếu nhi được các cô giáo đưa đến tham quan, chụp hình lưu niệm tại triển lãm. Ảnh: Quang Phương

Một nhóm các cháu thiếu nhi được các cô giáo đưa đến tham quan, chụp hình lưu niệm tại triển lãm. Ảnh: Quang Phương

Thông qua tác phẩm chúng ta thấy tất cả những người đã ngã xuống và đang tiếp tục bảo vệ đất nước sẽ luôn bất tử. Khối tích khổng lồ cũng cho người xem những cảm nhận về sự vĩ đại của những chiến binh Việt Nam. Tác phẩm gồm 27 tượng cao 3,5 đến 4,5m. Trọng lượng tổng thể 25 tấn…

Quang Phương

Nguồn Đại Biểu Nhân Dân: https://daibieunhandan.vn/tai-hien-bai-coc-bach-dang-xe-tang-m24-tren-pho-nguyen-hue-post411380.html
Zalo