Sinh viên học lịch sử qua những câu chuyện kể

Talk show 'Hồ Chí Minh với Miền Nam' tại Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng là sự kiện kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Hoạt cảnh Bác Hồ chia tay cha tại Bình Khê (Bình Định) trước khi lên đường đi tìm đường cứu nước do các sinh viên Khoa Lịch sử thể hiện.

Hoạt cảnh Bác Hồ chia tay cha tại Bình Khê (Bình Định) trước khi lên đường đi tìm đường cứu nước do các sinh viên Khoa Lịch sử thể hiện.

Talkshow “Hồ Chí Minh với Miền Nam” do Hội sinh viên Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng phối hợp cùng chi hội 21SLS, Khoa Lịch sử, Liên chi Đoàn Lịch sử và CLB Sách và tuổi trẻ Trường Đại học Sư phạm tổ chức.

Chương trình còn có sự tham gia và giao lưu với sinh viên của 3 Anh hùng lực lượng vũ trang hiện đang sinh sống tại Đà Nẵng. Đó là Anh hùng lực lượng vũ trang Trần Thị Kim Cúc - người con gái ưu tú của mảnh đất Quảng Nam - Đà Nẵng, nữ đội trưởng Đội công tác đặc biệt đã có 8 lần được gặp Bác Hồ. Anh hùng lực lượng vũ trang Ngô Thị Huệ là nữ tình báo nổi tiếng với danh hiệu “Bông Huệ Thép”.

Với sự gan góc, dũng cảm của mình, cô đã hoàn thành xuất sắc rất nhiều nhiệm vụ gian khó, nguy hiểm, xông pha giữa lòng địch để thực hiện nhiệm vụ điệp báo. Anh hùng lực lượng vũ trang - Đại tá Lê Viết Trí, nguyên Tổng Biên Tập báo Quân Khu V cũng tham gia giao lưu cùng với sinh viên Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đại tá Lê Viết Trí đã từng chỉ huy khu vực quân khu ở miền Trung Tây Nguyên trong cuộc tiến công và nổi dậy năm 1975.

 Các nhân chứng lịch sử tham gia giao lưu đã kể lại những kỷ niệm trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình với sinh viên Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.

Các nhân chứng lịch sử tham gia giao lưu đã kể lại những kỷ niệm trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình với sinh viên Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.

Ngoài xem phóng sự Đi theo dấu chân Người, Chương trình còn có hoạt cảnh “Hoạt cảnh Hồ Chí Minh thời niên thiếu” do tập thể chi hội 21SLS dàn dựng để cùng nhìn về những năm tháng Bác đã từng sống và hoạt động tại Miền Nam, nơi đã để lại những dấu ấn kỷ niệm sâu sắc trong cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ.

 Hoạt cảnh “Hồ Chí Minh thời niên thiếu” do tập thể chi hội 21SLS dàn dựng.

Hoạt cảnh “Hồ Chí Minh thời niên thiếu” do tập thể chi hội 21SLS dàn dựng.

Tại chương trình, các đại biểu và đông đảo các bạn sinh viên đã nghe các nhân chứng lịch sử kể lại những kỷ niệm trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, nhất là những nhiệm vụ do Đảng và Bác Hồ giao phó cũng như những lần vinh dự được gặp Bác Hồ.

Như câu chuyện của cô Trần Thị Kim Cúc - người nữ đội trưởng đội công tác đặc biệt của huyện ủy huyện Hòa Vang, hoạt động trong nội thành Đà Nẵng, thì 8 lần vinh dự được gặp Bác Hồ là “những trang nhật ký tuyệt diệu nhất của cuộc đời”. Cô Cúc chia sẻ, những năm tháng được đưa ra miền Bắc chữa trị, nhờ sự quan tâm, động viên của Bác Hồ, cô được tiếp thêm sức mạnh để chiến đấu với bệnh tật, thậm chí là còn quyết tâm học văn hóa, học tiếng nước ngoài…

 Sinh viên Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng tham gia chương trình Talkshow “Hồ Chí Minh với Miền Nam”.

Sinh viên Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng tham gia chương trình Talkshow “Hồ Chí Minh với Miền Nam”.

Talk show “Hồ Chí Minh với Miền Nam” là một trong những hoạt động của Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng nhằm giáo dục, ôn lại truyền thống cách mạng, những chặng đường hoạt động và cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam nói chung và cách mạng miền Nam nói riêng, góp phần tiếp nối truyền thống, lòng yêu nước và ý chí phấn đấu, cống hiến cho thế hệ trẻ và sinh viên hôm nay.

Hà Nguyên

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/sinh-vien-hoc-lich-su-qua-nhung-cau-chuyen-ke-post713144.html
Zalo