Phim tài liệu: Về Nhà
Hành trình gian truân của những người Campuchia gốc Việt trong việc nhập quốc tịch tại Việt Nam, cụ thể là ở Tây Ninh. Những người này đã rời bỏ quê hương sống ở Campuchia Nhiều năm trước, sống tạm bợ trên đất khách quê người. Với mong muốn quay trở về nơi mình sinh ra, họ đối mặt với vô vàn khó khăn, từ việc mưu sinh cho đến nỗ lực hòa nhập với xã hội Việt Nam.
Ấp tà zơ tỉnh Tây Ninh nơi cưu mang xóm Việt kiều, ngày trở lại vùng đất nửa đồng bằng nửa núi non này, với cái nắng cháy da cháy thịt và ngày kia bên bờ hồ dầu tiếng bỗng chợt mọc lên hàng chục, hàng trăm túp lều đủ màu sắc vá víu bằng đủ loại vật liệu để che nắng che mưa. Ngày trước bỏ xứ ra đi 2 bàn tay trắng, nay ngày trở lại họ vẫn trắng 2 tay. Khác với 1 số Việt Kiều may mắn khác ăn nên làm ra trở về, họ mua được đất cất được nhà đời sống vững chãi.Mấy chục năm bôn ba như thế đời này nối tiếp đời trước. Cái nghèo và không 1 chữ dắt lưng trở thành căn bệnh mãn tính, ăn bữa nay lo bữa mai. Họ sống hồn nhiên vô tư như cây cỏ, như sóng nước trên sông trên hồ. Từng cuộc đời cứ lặng lẽ trôi qua như thế. Lớn lên có vợ, có chồng rồi sanh con đẻ cái, thậm chí sinh rất nhiều mà nuôi cho sống được chẳng có bao nhiêu, với suy nghĩ trời sinh voi trời sinh cỏ, biết làm gì hơn trong hoàn cảnh này. Tôi là ai tôi ở đâu. Suốt đời câu hỏi này như 1 gánh nặng đeo mang họ từ nước bạn cho đến khi trở về.Trước khi trả lời được câu hỏi tôi là ai. Tôi ở đâu thì những Việt Kiều ấp tà zơ phải bạc đầu kiếm sống họ không từ bất kỳ 1 công việc khó nhọc nào để tồn tại để được sống.
Ngày 17/3/2023 trong phiên họp thường vụ ủy ban Quốc hội 100% các thành viên ủy ban Quốc hội có mặt đã biểu quyết tán thành việc bổ sung dự án luật căn cước công dân sửa đổi vào chương trình xây dựng luật pháp lệnh năm 2023 để trình Quốc hội vào kỳ họp thứ 5 và thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 15. Việc mở rộng đối tượng áp dụng cho người gốc Việt Nam là người không quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam. Người gốc Việt Nam là người không có quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam được cấp số định danh của người gốc Việt Nam và được cấp giấy chứng nhận căn cước. Hiện nay ở Việt Nam có hơn 30 nghìn là người gốc Việt Nam không xác định được quốc tịch. Trong đón hơn 7 trăm trường hợp con lai giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài chưa xác định được quốc tịch.
Sáng ngày 27/6/2023 tại tòa nhà Quốc hội, kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 15. Quốc hội đã biểu quyết chính thức thông qua luật căn cước với 431/468 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, bằng 87,25 % và Luật có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam không có giấy tờ, tài liệu chứng minh có quốc tịch Việt Nam và nước khác nhưng có cùng dòng máu về trực hệ với người đã từng có quốc tịch Việt Nam được xác định theo nguyên tắc huyết thống. sẽ được cấp giấy chứng nhận căn cước và có giá trị chứng minh về căn cước để thực hiện các giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam.
Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam không có giấy tờ, tài liệu chứng minh có quốc tịch Việt Nam và nước khác nhưng có cùng dòng máu về trực hệ với người đã từng có quốc tịch Việt Nam được xác định theo nguyên tắc huyết thống. sẽ được cấp giấy chứng nhận căn cước và có giá trị chứng minh về căn cước để thực hiện các giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy luật sửa đổi căn cước được thông qua đã mang lại hy vọng mới. Đây không chỉ là vấn đề pháp lý, mà còn là bước tiến nhân đạo đầy ý nghĩa. Hành trình tìm lại danh tính không dễ dàng, nhưng nó có thể là một tia sáng nhỏ giữa bóng tối với người dân ấp tà zơ mở ra hy vọng về tương lai nơi tất cả mọi người đều có quyền trả lời: Tôi là ai, tôi từ đâu đến.
Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiếp!