Phát hiện xác ngựa trong khu mộ 2.800 tuổi, lai lịch gây sốc

Trong quá trình khai quật ngôi mộ 2.800 tuổi ở Siberia, các nhà khảo cổ phát hiện hàng chục con ngựa được tùy táng cùng một cá nhân ưu tú người Scythia. Chủ nhân khu chôn cất còn được chôn cùng ít nhất một nạn nhân hiến tế.

Các nhà khảo cổ đã khai quật một khu chôn cất 2.800 tuổi ở Tuva - nước cộng hòa nằm ở miền nam Siberia. Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Antiquity số ra tháng 12, họ đã hé lộ những bí mật lớn về địa điểm này.

Các nhà khảo cổ đã khai quật một khu chôn cất 2.800 tuổi ở Tuva - nước cộng hòa nằm ở miền nam Siberia. Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Antiquity số ra tháng 12, họ đã hé lộ những bí mật lớn về địa điểm này.

Theo các chuyên gia, khu chôn cất chứa hài cốt của một cá nhân ưu tú. Người này được chôn cất cùng với ít nhất một người bị hiến tế và hàng chục con ngựa. Nhóm nghiên cứu tin rằng, khu chôn cất này có khả năng thuộc nền văn hóa Scythia.

Theo các chuyên gia, khu chôn cất chứa hài cốt của một cá nhân ưu tú. Người này được chôn cất cùng với ít nhất một người bị hiến tế và hàng chục con ngựa. Nhóm nghiên cứu tin rằng, khu chôn cất này có khả năng thuộc nền văn hóa Scythia.

Cũng tại khu chôn cất này, giới khảo cổ còn phát hiện đồ dùng cưỡi ngựa, các đồ tạo tác được trang trí bằng động vật. Một số bộ xương ngựa vẫn còn những mảnh đồng thau găm giữa những chiếc răng.

Cũng tại khu chôn cất này, giới khảo cổ còn phát hiện đồ dùng cưỡi ngựa, các đồ tạo tác được trang trí bằng động vật. Một số bộ xương ngựa vẫn còn những mảnh đồng thau găm giữa những chiếc răng.

Đồng tác giả nghiên cứu Gino Caspari - nhà khảo cổ học tại Viện Địa nhân học Max Planck, cho biết khu mộ là nơi chôn cất bậc tinh hoa trong xã hội. Ban đầu, nhóm khảo cổ tìm thấy 18 con ngựa. Tuy nhiên, sau đó, họ phát hiện thêm xác của hàng chục con ngựa khác.

Đồng tác giả nghiên cứu Gino Caspari - nhà khảo cổ học tại Viện Địa nhân học Max Planck, cho biết khu mộ là nơi chôn cất bậc tinh hoa trong xã hội. Ban đầu, nhóm khảo cổ tìm thấy 18 con ngựa. Tuy nhiên, sau đó, họ phát hiện thêm xác của hàng chục con ngựa khác.

Thông qua phương pháp xác định niên đại bằng carbon phóng xạ, nhóm nghiên cứu đã xác định được khu chôn cất có niên đại cách đây khoảng 2.800 năm. Theo đó, đây trở thành một trong những địa điểm chôn cất lâu đời nhất được biết đến của người Scythia. Nhờ vậy, giới nghiên cứu có thêm thông tin về tập tục chôn cất của nền văn hóa này.

Thông qua phương pháp xác định niên đại bằng carbon phóng xạ, nhóm nghiên cứu đã xác định được khu chôn cất có niên đại cách đây khoảng 2.800 năm. Theo đó, đây trở thành một trong những địa điểm chôn cất lâu đời nhất được biết đến của người Scythia. Nhờ vậy, giới nghiên cứu có thêm thông tin về tập tục chôn cất của nền văn hóa này.

Mặc dù người Scythia nổi tiếng với việc chăn nuôi ngựa, nghệ thuật đặc trưng liên quan đến động vật và nghi lễ hiến tế nhưng họ không để lại bất kỳ ghi chép nào về mình.

Mặc dù người Scythia nổi tiếng với việc chăn nuôi ngựa, nghệ thuật đặc trưng liên quan đến động vật và nghi lễ hiến tế nhưng họ không để lại bất kỳ ghi chép nào về mình.

Thay vào đó, di sản của người Scythia chủ yếu được xác định bởi những người đã gặp họ, ví dụ như nhà sử học Hy Lạp Herodotus (khoảng năm 484 trước Công nguyên đến năm 420 trước Công nguyên) - người đã viết về các nghi lễ chôn cất hiến tế công phu của "hoàng gia Scythia" vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên.

Thay vào đó, di sản của người Scythia chủ yếu được xác định bởi những người đã gặp họ, ví dụ như nhà sử học Hy Lạp Herodotus (khoảng năm 484 trước Công nguyên đến năm 420 trước Công nguyên) - người đã viết về các nghi lễ chôn cất hiến tế công phu của "hoàng gia Scythia" vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên.

Theo Herodotus, người Scythia hiến tế hàng chục con ngựa và người hầu để tôn vinh cái chết của một nhà vua Scythia hay cá nhân ưu tú có địa vị cao trong xã hội. Sau khi bị giết, những con ngựa sẽ bị moi hết cơ quan nội tạng và nhồi bông trước khi chúng và các nạn nhân hiến tế được chống đỡ bằng gỗ để tất cả trông giống như đang đi vòng quanh nơi chôn cất chủ nhân ngôi mộ.

Theo Herodotus, người Scythia hiến tế hàng chục con ngựa và người hầu để tôn vinh cái chết của một nhà vua Scythia hay cá nhân ưu tú có địa vị cao trong xã hội. Sau khi bị giết, những con ngựa sẽ bị moi hết cơ quan nội tạng và nhồi bông trước khi chúng và các nạn nhân hiến tế được chống đỡ bằng gỗ để tất cả trông giống như đang đi vòng quanh nơi chôn cất chủ nhân ngôi mộ.

Trong văn hóa của người Scythia, các nạn nhân bị hiến tế có thể đóng vai trò là người bảo vệ hoặc người hầu của cá nhân ưu tú ở thế giới bên kia. Tuy nhiên, do bộ hài cốt bị vỡ thành nhiều mảnh nên các nhà nghiên cứu gặp nhiều khó khăn trong việc xác định nguyên nhân tử vong.

Trong văn hóa của người Scythia, các nạn nhân bị hiến tế có thể đóng vai trò là người bảo vệ hoặc người hầu của cá nhân ưu tú ở thế giới bên kia. Tuy nhiên, do bộ hài cốt bị vỡ thành nhiều mảnh nên các nhà nghiên cứu gặp nhiều khó khăn trong việc xác định nguyên nhân tử vong.

Người Scythia không nhất thiết phải chọn những con ngựa tốt nhất để hiến tế. Nhà khảo cổ Caspari cho hay hầu hết những con ngựa được phát hiện ở địa điểm này khoảng 9 - 15 tuổi. Thậm chí, 3 con ngựa hơn 20 tuổi. Điều này có nghĩa chúng có thể được lựa chọn để hiến tế vì đã già, không còn khỏe mạnh như những con "trẻ tuổi" hơn.

Người Scythia không nhất thiết phải chọn những con ngựa tốt nhất để hiến tế. Nhà khảo cổ Caspari cho hay hầu hết những con ngựa được phát hiện ở địa điểm này khoảng 9 - 15 tuổi. Thậm chí, 3 con ngựa hơn 20 tuổi. Điều này có nghĩa chúng có thể được lựa chọn để hiến tế vì đã già, không còn khỏe mạnh như những con "trẻ tuổi" hơn.

Mời độc giả xem video: Chiếc chén pha lê trong mộ cổ 1.000 năm: “Xuyên không” là có thật?.

Tâm Anh (theo livescience)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/phat-hien-xac-ngua-trong-khu-mo-2800-tuoi-lai-lich-gay-soc-2065218.html
Zalo