Phật giáo chỉ rõ điều có thể kết thúc chu kỳ bạo lực ở Trung Đông
Khi cuộc chiến ở Dải Gaza đe dọa leo thang thành xung đột khu vực, ánh sáng của trí tuệ và từ bi được soi sáng điều gì về các chu kỳ bạo lực?
Ngày 01/04/2024, Israel đã ném bom một tòa nhà phụ lãnh sự Iran bên cạnh cạnh đại sứ quán Iran ở Damascus, Syria, giết chết 16 người, bao gồm một chỉ huy cấp cao lực lượng Quds của Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC), chuẩn tướng Mohammad Reza Zahedi, và bảy sĩ quan IRGC khác.
Sau đó, Iran đã thực hiện một cuộc tấn công khoảng 100 tên lửa nhằm vào Israel, Iran lần đầu tiên sử dụng tên lửa siêu vượt âm Fattah.
Trong vòng xoáy bạo lực, Ngoại trưởng Vương quốc Anh David Cameron đã phát biểu: “Mối nguy hiểm của một phản ứng lại là nó sẽ gây ra một phản ứng khác.” (The danger of a response, is that it triggers a further response) Nhưng tất nhiên, cuộc tấn công mới nhất chỉ là một bước trong một mớ hỗn độn các hành động khiêu khích và phản ứng không có hồi kết rõ ràng.
Truyền thống đức tin tôn giáo có thể đóng góp được gì không? Sự chia rẽ tôn giáo là một phần của các vấn đề ở Trung Đông.
Nếu chúng ta có bất kỳ đóng góp nào, tôi nghĩ đó là khả năng của một quan điểm đức tin cho phép chúng ta thu hẹp phạm vi từ các sự kiện cụ thể đến các mô hình lớn hơn của cuộc sống con người. Đối với Phật giáo, điều này đặc biệt có nghĩa là nhận ra rằng nguồn gốc cuối cùng của xung đột nằm ở tâm trí và cảm xúc của những người liên quan.
Để hiểu thế giới, đạo Phật hướng dẫn chúng ta phải bắt đầu với sự tất yếu của những nỗi khổ niềm đau. Không ai đáng trách khi chúng ta đau khổ, đôi khi chính những người khác gây ra đau khổ; nhưng dù thế nào đi nữa, chúng ta cũng có quyền lựa chọn cách phản ứng.
Phản ứng với những xung đột gây hận thù, triết lý đạo Phật thuyết rằng: “Thù hận không thể trả bằng thù hận. Bậc đại sĩ sẽ để tất cả tan biến theo thời gian, lấy đức báo oán, mỉm cười an nhiên trước mọi oán thù. Xưa nay, oán niệm chỉ khiến tâm hồn ta ngày một nhỏ nhoi, hẹp hòi, cuối cùng chẳng khác gì kẻ thù của ta cả. Sống trong thù hận, sẽ khiến lòng người ngập chìm trong oán hận, bi ai.
Lấy oán báo oán, hận thù chất cao như núi. Chỉ có từ bi hỉ xả, mới cứu rỗi được chính ta. Chấm dứt oán thù vĩnh viễn mới đưa tâm hồn chúng sinh đến chốn an lạc. Muốn tháo gỡ hận thù, hãy để lòng độ lượng. Muốn không reo rắc đau khổ, hãy ươm mầm khoan dung, dùng chân tâm xóa bỏ khoảng cách nghiệt ngã giữa người với người.”
Hy vọng mà họ đưa ra là chu kỳ này có thể bị phá vỡ nếu chúng ta giải quyết nó ngay từ gốc rễ, trong trái tim và khối óc con người.
Tôi đã học được cách nhận ra trong kinh nghiệm của riêng mình, sự lựa chọn giữa phản ứng tự động và phản ứng sáng tạo hơn. Đôi khi điều này có nghĩa là miệng vết thương; đôi khi nó có nghĩa là hướng đến trải nghiệm đau khổ hoặc đau khổ với nhận thức chính niệm để nó có thể giải quyết hoặc giảm bớt những khổ đau. Sự thay đổi đơn giản trong định hướng tinh thần này là nền tảng của thực hành Phật giáo.
Các vấn đề chính trị, bắt nguồn từ những nỗi đau chung của tập thể và gắn liền với các vấn đề về quyền lực và hệ tư tưởng, thường khó giải quyết hơn những thách thức cá nhân riêng lẻ.
Hàng nghìn người Palestine đã chết, người Israel sợ bị tấn công - có những con tin, binh lính, chiến binh và trẻ em đã chết vì suy dinh dưỡng. Nhưng tôi nghĩ những nguyên tắc tương tự cũng đúng. Các chu kỳ bạo lực chỉ chấm dứt khi chúng ta ngừng duy trì chúng. Với những phẩm chất như kiên nhẫn, từ bi và trí tuệ, các giải pháp là có thể.
Như đức Phật dạy: "hận thù không thể chấm dứt được hận thù, chỉ có tình yêu thương giữa con người với con người mới chấm dứt được nó, đây là quy luật bất biến".
Tác giả: Vishvapani
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: https://www.wiseattention.org