Nông dân vùng cao huyện Bát Xát thu 34 tỷ đồng từ 3 loại củ đặc sản

Năm 2024, nông dân một số xã vùng cao của huyện Bát Xát đã thu được 34 tỷ đồng từ bán củ đao riềng, sâm đất, khoai môn.

Theo thông tin từ ngành nông nghiệp huyện Bát Xát, trong năm 2024, huyện Bát Xát trồng hơn 313 ha cây sâm đất Hoàng Sin Cô, cây đao riềng, cây khoai môn, đem lại nguồn thu cho người dân khoảng 34 tỷ đồng.

 Nông dân vùng cao huyện Bát Xát thu hoạch củ đao riềng.

Nông dân vùng cao huyện Bát Xát thu hoạch củ đao riềng.

Đối với cây đao riềng được trồng với diện tích 162,2 ha: Bản Xèo trồng 50 ha, Dền Thàng 93 ha, Cốc Mỳ 6,2 ha, A Lù 10 ha, Pa Cheo 3 ha. Sản lượng thu hoạch đạt 3.568,4 tấn, đem lại nguồn thu hơn 12,8 tỷ đồng.

 Củ sâm đất Hoàng Sin Cô được trồng chủ yếu ở các xã Trịnh Tường, A Lù, Y Tý.

Củ sâm đất Hoàng Sin Cô được trồng chủ yếu ở các xã Trịnh Tường, A Lù, Y Tý.

Nhân dân trồng được 106 ha cây Hoàng Sin Cô. Trong đó, xã Y Tý trồng 27 ha, A Lù 27 ha, Trịnh Tường 40 ha, Sàng Ma Sáo 5 ha, Pa Cheo 7 ha. Tổng sản lượng đạt 1.590 tấn, đem lại nguồn thu 12,7 tỷ đồng.

 Củ khoai môn đem lại cho người dân xã Cốc Mỳ nguồn thu khoảng 4 tỷ đồng.

Củ khoai môn đem lại cho người dân xã Cốc Mỳ nguồn thu khoảng 4 tỷ đồng.

Cây khoai môn được trồng khoảng 45 ha, chủ yếu ở xã Cốc Mỳ (khoảng 40 ha), xã Y Tý, A Lù (5 ha), tổng sản lượng đạt 850 tấn, bán được 8,5 tỷ đồng.

 Củ sâm đất Hoàng Sin Cô cần có "đầu ra" ổn định để người dân yên tâm sản xuất.

Củ sâm đất Hoàng Sin Cô cần có "đầu ra" ổn định để người dân yên tâm sản xuất.

Trong khi vùng sản xuất cây đao riềng trên địa bàn huyện phát triển tương đối ổn định, sản phẩm đều được hợp tác xã, cơ sở sản xuất miến trên địa bàn huyện thu mua, thì củ sâm đất Hoàng Sin Cô và khoai môn vẫn do người dân tự tìm thương lái thu mua. Người dân mong muốn 2 nông sản này có “đầu ra” ổn định để bà con yên tâm sản xuất.

Trần Tuấn Ngọc

Nguồn Lào Cai: https://baolaocai.vn/nong-dan-vung-cao-huyen-bat-xat-thu-34-ty-dong-tu-3-loai-cu-dac-san-post395645.html
Zalo