'Nội soi' kính trượt tuyết 1.000 tuổi, hé lộ bí mật 'động trời'

Được tìm thấy ở Nunavut, Canada, chiếc kính đi tuyết Thule có niên đại khoảng 1.000 tuổi. Chúng được chạm khắc từ ngà voi và là vật dụng cần thiết cho cuộc sống ở Bắc Cực thời xưa.

 Kính đi tuyết Thule được tìm thấy ở Nunavut, Canada. Hiện cổ vật này được bảo quản, trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở thành phố New York, Mỹ. Ảnh: Metropolitan Museum of Art.

Kính đi tuyết Thule được tìm thấy ở Nunavut, Canada. Hiện cổ vật này được bảo quản, trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở thành phố New York, Mỹ. Ảnh: Metropolitan Museum of Art.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, cổ vật này được người Thule sống ở Alaska và miền bắc Canada vào khoảng năm 800 - 1600 tạo ra. Ảnh: Public domain.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, cổ vật này được người Thule sống ở Alaska và miền bắc Canada vào khoảng năm 800 - 1600 tạo ra. Ảnh: Public domain.

Vật liệu dùng để tạo nên kính đi tuyết Thule là ngà voi. Cổ vật quý hiếm này có chiều ngang 12,7 cm và cao 2,9 cm. Ảnh: National Museum of the American Indian.

Vật liệu dùng để tạo nên kính đi tuyết Thule là ngà voi. Cổ vật quý hiếm này có chiều ngang 12,7 cm và cao 2,9 cm. Ảnh: National Museum of the American Indian.

Theo các chuyên gia, kính đi tuyết Thule ban đầu có thể có cả dây đeo bằng da để cố định vào gương mặt người sử dụng. Ảnh: Julian Idrobo, CC BY-SA 2.0, via Wikimedia Commons.

Theo các chuyên gia, kính đi tuyết Thule ban đầu có thể có cả dây đeo bằng da để cố định vào gương mặt người sử dụng. Ảnh: Julian Idrobo, CC BY-SA 2.0, via Wikimedia Commons.

Khi sử dụng loại kính này, người Thule sẽ không bị băng, tuyết thổi vào mắt dẫn tới ảnh hưởng tới tầm nhìn khi di chuyển trong những ngày tuyết rơi dày, gió to vào mùa Đông. Ảnh: artkhade.

Khi sử dụng loại kính này, người Thule sẽ không bị băng, tuyết thổi vào mắt dẫn tới ảnh hưởng tới tầm nhìn khi di chuyển trong những ngày tuyết rơi dày, gió to vào mùa Đông. Ảnh: artkhade.

Đồng thời, kính đi tuyết Thule cung cấp cho người dùng tầm nhìn rộng hơn. Họ có thể quan sát được khu vực rộng lớn ở Bắc Cực. Ảnh: Ancient-origins.

Đồng thời, kính đi tuyết Thule cung cấp cho người dùng tầm nhìn rộng hơn. Họ có thể quan sát được khu vực rộng lớn ở Bắc Cực. Ảnh: Ancient-origins.

Trên kính đi tuyết Thule có trang trí bằng những hình khắc đường đôi, gai và hình chữ y. Chúng có thể có ý nghĩa quan trọng đối với người đeo. Ảnh: Public Domain.

Trên kính đi tuyết Thule có trang trí bằng những hình khắc đường đôi, gai và hình chữ y. Chúng có thể có ý nghĩa quan trọng đối với người đeo. Ảnh: Public Domain.

Cổ vật này được xem là bằng chứng rất sớm về một vật dụng được sử dụng để bảo vệ mắt người khi di chuyển trong điều kiện băng tuyết ở Bắc Cực. Trong tiếng Inuktitut, kính đi tuyết được gọi là iggaak. Các chuyên gia nhận định đây là một trong những loại kính bảo vệ mắt sớm nhất thế giới. Ảnh: NPS.

Cổ vật này được xem là bằng chứng rất sớm về một vật dụng được sử dụng để bảo vệ mắt người khi di chuyển trong điều kiện băng tuyết ở Bắc Cực. Trong tiếng Inuktitut, kính đi tuyết được gọi là iggaak. Các chuyên gia nhận định đây là một trong những loại kính bảo vệ mắt sớm nhất thế giới. Ảnh: NPS.

Người Thule được coi là tổ tiên của người Inuit hiện đại. Họ đã hoàn toàn thích nghi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở Bắc Cực, bao gồm săn bắt động vật có vú biển để làm thức ăn, sử dụng chó để kéo xe trượt tuyết, tạo ra nhà tuyết hoặc igloo. Ảnh: Ancient-origins.

Người Thule được coi là tổ tiên của người Inuit hiện đại. Họ đã hoàn toàn thích nghi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở Bắc Cực, bao gồm săn bắt động vật có vú biển để làm thức ăn, sử dụng chó để kéo xe trượt tuyết, tạo ra nhà tuyết hoặc igloo. Ảnh: Ancient-origins.

Thêm nữa, người Thule rất giỏi may vá. Họ sử dụng da động vật để làm lều và may quần áo. Các nhà khoa học cũng tìm thấy bằng chứng cho thấy người Thule đã giao thương với người Norse khi họ gặp nhau quanh Vịnh Baffin, nằm giữa Đảo Baffin và Greenland. Ảnh: paninuittrails.org.

Thêm nữa, người Thule rất giỏi may vá. Họ sử dụng da động vật để làm lều và may quần áo. Các nhà khoa học cũng tìm thấy bằng chứng cho thấy người Thule đã giao thương với người Norse khi họ gặp nhau quanh Vịnh Baffin, nằm giữa Đảo Baffin và Greenland. Ảnh: paninuittrails.org.

Mời độc giả xem video: Chuyên gia hoang mang phát hiện cổ vật khổng lồ 300.000 năm.

Tâm Anh (theo Ancient-origins)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/noi-soi-kinh-truot-tuyet-1000-tuoi-he-lo-bi-mat-dong-troi-2080779.html
Zalo