Những đáng ngại về dịch bệnh đậu mùa khỉ đang lây lan mạnh ở châu Phi

Tổ chức giám sát y tế của Liên minh châu Phi ngày 13-8 đã lần đầu tiên tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng đối với dịch bệnh đậu mùa khỉ (mpox). Vậy căn bệnh này nguy hiểm đến đâu và có mức độ lây lan đáng lo ngại tới mức nào?

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi (Africa CDC) vừa chính thức tuyên bố dịch mpox là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trước sự bùng phát ngày càng trầm trọng của bệnh trên châu lục này.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi (Africa CDC) vừa chính thức tuyên bố dịch mpox là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trước sự bùng phát ngày càng trầm trọng của bệnh trên châu lục này.

Theo thống kê, tính đến ngày 4-8, đã có 38.465 trường hợp mắc mpox và 1.456 trường hợp tử vong ở châu Phi kể từ tháng 1-2022.

Theo thống kê, tính đến ngày 4-8, đã có 38.465 trường hợp mắc mpox và 1.456 trường hợp tử vong ở châu Phi kể từ tháng 1-2022.

Đậu mùa khỉ là một bệnh truyền nhiễm, lần đầu tiên được xác định ở người vào năm 1970 tại Congo. Đến nay, Cộng hòa Dân chủ Congo đặc biệt bị ảnh hưởng nặng nề bởi virus này.

Đậu mùa khỉ là một bệnh truyền nhiễm, lần đầu tiên được xác định ở người vào năm 1970 tại Congo. Đến nay, Cộng hòa Dân chủ Congo đặc biệt bị ảnh hưởng nặng nề bởi virus này.

Gần 70% số ca nhiễm bệnh ở Congo là trẻ em dưới 15 tuổi, nhóm này cũng chiếm 85% số ca tử vong.

Gần 70% số ca nhiễm bệnh ở Congo là trẻ em dưới 15 tuổi, nhóm này cũng chiếm 85% số ca tử vong.

Trong khi, hầu hết các quốc gia Đông và Trung Phi như Burundi, Cameroon, Congo, Ghana, Liberia, Nigeria, Rwanda, Cộng hòa Dân chủ Congo, Nam Phi, Uganda và Kenya đã xác nhận các trường hợp mắc bệnh.

Trong khi, hầu hết các quốc gia Đông và Trung Phi như Burundi, Cameroon, Congo, Ghana, Liberia, Nigeria, Rwanda, Cộng hòa Dân chủ Congo, Nam Phi, Uganda và Kenya đã xác nhận các trường hợp mắc bệnh.

Bệnh được gọi là đậu mùa khỉ là vì được phát hiện đầu tiên vào năm 1958 ở đàn khỉ bị bắt giữ cho mục đích nghiên cứu. Sau đó bệnh này được phát hiện ở người vào năm 1970.

Bệnh được gọi là đậu mùa khỉ là vì được phát hiện đầu tiên vào năm 1958 ở đàn khỉ bị bắt giữ cho mục đích nghiên cứu. Sau đó bệnh này được phát hiện ở người vào năm 1970.

Đây là bệnh dịch do virus đậu mùa khỉ gây ra, truyền nhiễm từ động vật, tức là bệnh có thể lây truyền từ động vật sang người. Bệnh cũng có thể lây truyền từ người sang người.

Đây là bệnh dịch do virus đậu mùa khỉ gây ra, truyền nhiễm từ động vật, tức là bệnh có thể lây truyền từ động vật sang người. Bệnh cũng có thể lây truyền từ người sang người.

Mpox lây truyền qua tiếp xúc gần và gây phát ban, các triệu chứng điển hình nhất là giống cúm và tổn thương chứa đầy mủ.

Mpox lây truyền qua tiếp xúc gần và gây phát ban, các triệu chứng điển hình nhất là giống cúm và tổn thương chứa đầy mủ.

Người mắc bệnh thường phát ban quanh người, ban đầu trông giống như mụn nước hoặc mụn nhọt, có thể gây ngứa hoặc đau.

Người mắc bệnh thường phát ban quanh người, ban đầu trông giống như mụn nước hoặc mụn nhọt, có thể gây ngứa hoặc đau.

Các triệu chứng khác bao gồm sốt, sưng hạch, ớn lạnh, đau nhức, kiệt sức và các triệu chứng về hô hấp như ho, nghẹt mũi hoặc đau họng.

Các triệu chứng khác bao gồm sốt, sưng hạch, ớn lạnh, đau nhức, kiệt sức và các triệu chứng về hô hấp như ho, nghẹt mũi hoặc đau họng.

Trẻ em, phụ nữ và những người suy yếu miễn dịch là nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao và biến chứng nặng.

Trẻ em, phụ nữ và những người suy yếu miễn dịch là nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao và biến chứng nặng.

Trong hầu hết các trường hợp, triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ tự mất đi trong vòng vài tuần. Tuy nhiên, ở một số người có thể có các biến chứng hoặc thậm chí tử vong.

Trong hầu hết các trường hợp, triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ tự mất đi trong vòng vài tuần. Tuy nhiên, ở một số người có thể có các biến chứng hoặc thậm chí tử vong.

Người mắc bệnh đậu mùa khỉ, cần giữ cho cơ thể đủ nước, ăn uống đủ chất và ngủ đủ giấc trong thời gian cách ly. Tránh gãi, giữ cho da khô ráo, không băng kín vết thương, có thể làm sạch các nốt ban bằng nước vô trùng hoặc sát khuẩn.

Người mắc bệnh đậu mùa khỉ, cần giữ cho cơ thể đủ nước, ăn uống đủ chất và ngủ đủ giấc trong thời gian cách ly. Tránh gãi, giữ cho da khô ráo, không băng kín vết thương, có thể làm sạch các nốt ban bằng nước vô trùng hoặc sát khuẩn.

Kinh nghiệm về các loại thuốc điều trị trong bối cảnh bệnh đậu mùa khỉ bùng phát vẫn còn hạn chế. Một loại thuốc kháng virus đã được Cơ quan Quản lý Thuốc châu Âu phê duyệt hồi tháng 1-2022 cho điều trị bệnh đậu mùa khỉ.

Kinh nghiệm về các loại thuốc điều trị trong bối cảnh bệnh đậu mùa khỉ bùng phát vẫn còn hạn chế. Một loại thuốc kháng virus đã được Cơ quan Quản lý Thuốc châu Âu phê duyệt hồi tháng 1-2022 cho điều trị bệnh đậu mùa khỉ.

Thông báo của Africa CDC được đưa ra trước cuộc họp của Ủy ban khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới vào ngày 14-8, để quyết định có nên ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng có tầm quan trọng quốc tế hay không.

Thông báo của Africa CDC được đưa ra trước cuộc họp của Ủy ban khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới vào ngày 14-8, để quyết định có nên ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng có tầm quan trọng quốc tế hay không.

Nếu xác định dịch đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng đang được quốc tế quan tâm, đó là dấu hiệu mạnh nhất về một đợt dịch bùng phát.

Nếu xác định dịch đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng đang được quốc tế quan tâm, đó là dấu hiệu mạnh nhất về một đợt dịch bùng phát.

Trước đó, Tổ chức WHO đã ra tuyên bố tương tự về Covid-19 vào thời điểm đầu đại dịch bùng phát năm 2020.

Trước đó, Tổ chức WHO đã ra tuyên bố tương tự về Covid-19 vào thời điểm đầu đại dịch bùng phát năm 2020.

Yên Vũ

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nhung-dang-ngai-ve-dich-benh-dau-mua-khi-dang-lay-lan-manh-o-chau-phi-post586068.antd
Zalo