Những 'bố già' châu Á thu lợi từ đâu
Những bố già là người được hưởng lợi nhiều hơn những kẻ xúi giục tăng trưởng.
Những bố già châu Á thường chủ tâm khai thác sự không hiệu quả về chính trị để thu lợi. Điều này sẽ sớm được làm rõ. Nhưng việc thiết lập thước đo chính xác về những đóng góp của họ cho sự phát triển của khu vực cũng rất quan trọng. Câu trả lời ngắn gọn là điều này khác xa với niềm tin mà công chúng đã tin tưởng.
Những bố già là người được hưởng lợi nhiều hơn những kẻ xúi giục tăng trưởng. Một chỉ báo cho điều này là việc làm ăn của những công ty mà họ đang vận hành có sự tụt hậu ghê gớm về năng suất so với nền kinh tế nói chung. Và chẳng có triển vọng gì đối với việc phát triển một nền kinh tế bền vững nếu năng suất lao động vẫn cứ như vậy.
Ví dụ, một nghiên cứu gần đây ở Thái Lan cho thấy năng suất tăng thêm trong 20 năm qua đã cao hơn đáng kể trong lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất so với những ngành dịch vụ mà những đại gia chiếm ưu thế. Tương tự, lợi nhuận trong những công ty niêm yết do các bố già kiểm soát khó có thể gây được ấn tượng, làm cho Đông Nam Á - trái với hình ảnh phổ biến về “những con hổ” - lâm vào tình trạng giao dịch tồi tệ nhất trên thị trường chứng khoán ở bất kỳ quốc gia nào đang nổi lên trong hai thập niên vừa qua.
Như vậy, nếu không phải là vật trang trí cho bìa những cuốn tạp chí kinh doanh châu Á, thì điều gì là đầu tàu kinh tế của khu vực này? Lý lẽ của cuốn sách này - tuy không phải là một sự phân tích kinh tế chính thống - là các doanh nghiệp địa phương có quy mô nhỏ hơn làm việc chăm chỉ, tính tằn tiện của người Đông Nam Á đã điều khiển sự phát triển.
Điều này đúng một cách gián tiếp - thông qua sự tiết kiệm của công chúng - với những hệ quả có liên quan với nhau, đôi khi tiêu cực không có chủ ý, và theo một cách thức trực tiếp tích cực hơn nhiều, thông qua các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Một cách gián tiếp, nhiều dự án tăng trưởng được cấp vốn đầu tư đã làm cho chúng trở nên phù hợp với xu hướng của người công nhân là tiết kiệm thu nhập của họ – được gọi bằng thuật ngữ thường sử dụng trong khu vực là “tỉ lệ tiết kiệm” hoặc tỉ lệ của thu nhập hộ gia đình có thể sử dụng mà không tích trữ trong ngân hàng và các công cụ tiết kiệm khác.
Tỉ lệ tiết kiệm của vùng Đông Nam Á là cao nhất thế giới, lên đỉnh điểm trước cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, tới gần 40%. Có vẻ thật đáng khâm phục, nhưng nó ngày càng làm cho đồng tiền mất giá quá nhiều, thông qua hệ thống tài chính nằm trong tay những chính khách và các đại gia cũng như đối tác của họ.
Chúng ta sẽ xem xét làm thế nào mà, trong những trường hợp quá cực đoan ở các nước như Indonesia và Philippines, những bố già đã biến những ngân hàng thương mại thành những ngân hàng cá nhân tựa con lợn bỏ ống của họ. Trong giai đoạn chạy lấy đà đến cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, cách đầu tư như vậy làm chệch hướng sang những dự án không hề mang tính thương mại chút nào. Do vậy, sự sụp đổ là điều không thể tránh khỏi.
Một cách trực tiếp, những doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn - như những nhà cung cấp và các chủ cửa hàng - và những người bình thường điều khiển sự phát triển của khu vực Đông Nam Á vì họ là tâm điểm của sự thành công rực rỡ về xuất khẩu của cả vùng. Trong 45 năm qua, không có gì tạo nên một đóng góp có thể so sánh được như vậy đối với sự tăng trưởng bền vững. Trong khi những chính sách công nghiệp hóa và thay thế nhập khẩu - thường thu hút những công ty của các bố già - đưa lại kết quả nghèo nàn, thì sự thúc đẩy sản xuất hàng xuất khẩu đã luôn luôn thành công.
...
Thật không may, mô hình phụ thuộc xuất khẩu - vừa mới đây được Trung Quốc áp dụng - có những mặt hạn chế của nó. Ở nơi có quá nhiều hàng xuất khẩu được sản xuất bởi các công ty nước ngoài, thì những người mua có thể là những bạn hàng đỏng đảnh.
Vào những năm 1990, các nước Đông Nam Á khám phá ra điều này khi những nhà sản xuất nước ngoài bắt đầu định vị lại hoạt động của họ, hướng tới những nơi có chi phí thấp hơn, rõ ràng nhất là ở Trung Quốc, và ở các nước như Việt Nam và Bangladesh cũng thế.
Quá trình này bắt đầu tốt đẹp trước cơn khủng hoảng tài chính nhưng lại làm trầm trọng thêm những hiệu ứng của nó. Không phải sự trùng hợp ngẫu nhiên là năm 1996, năm trước khủng hoảng, chứng kiến một sự giảm tốc đột ngột trong tăng trưởng xuất khẩu khắp khu vực. Tại Thái Lan, nơi cơn khủng hoảng bắt đầu, hàng xuất khẩu đều được ký hợp đồng.
Trong những năm kế tiếp, sự phục hồi về hàng xuất khẩu ở Đông Nam Á được thể hiện qua vận đơn của những mặt hàng như gỗ tấm, cao su, dầu cọ và một số mặt hàng chuyên dụng, nhưng khuynh hướng hàng xuất khẩu cho giá trị gia tăng thấp hơn là quá trình mở rộng quy mô của những cơ sở sản xuất có đầu tư nước ngoài.
Khi cỗ máy xuất khẩu dừng hoạt động mạnh ở Đông Nam Á, hiệu ứng này lại tập trung sự chú ý vào những gì mà các nền kinh tế trong khu vực đang đặt ra. Câu trả lời hiện nay là không đầy đủ.
Các doanh nghiệp nội địa do các bố già châu Á vận hành lớn lên làm cho các thị trường được bảo hộ chán ngấy với những cartel và các gói thầu không có sự cạnh tranh cho việc xây dựng công trình phúc lợi công cộng. Kết quả là, gần như không có ngoại lệ - từ các ngân hàng Singapore đến những siêu thị ở Hong Kong cho tới những nhà sản xuất mì ăn liền ở Indonesia - khu vực Đông Nam Á thiếu vắng các công ty có sức cạnh tranh toàn cầu.
Hơn nữa, không giống như ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan phụ thuộc nhiều vào những nhà cung cấp nước ngoài về công nghệ và quản lý dự án, các bố già tập trung nhiều vào các thương vụ dùng mưu mẹo trong những thị trường có sự điều chỉnh quá mức và họ dành sự vận hành kỹ thuật cho những người ngoài.
Điều này đã dẫn tới những gì mà học giả người Nhật là Yoshihara Kunio, một trong những nhà phê bình sớm nhất về những nền kinh tế của các bố già, gọi là “công nghiệp hóa không công nghệ”.
Khu vực Đông Nam Á có tất cả các diện mạo của một nền kinh tế hiện đại - những nhà máy công nghệ cao, những tòa nhà chọc trời, hệ thống vận chuyển hiện đại và những nhà cung cấp tiện ích - nhưng không có những công ty lớn của người bản xứ sản xuất ra những sản phẩm và dịch vụ tầm cỡ thế giới, do vậy, không có các thương hiệu toàn cầu.
Tính cạnh tranh thực sự bị hạn chế đối với các doanh nghiệp có quy mô tương đối nhỏ vì những đại gia đã chộp giật hết thành quả kinh tế béo bở cho riêng mình. Thật đáng nhớ lại những gì Yoshihara đã nói trong công trình còn thai nghén của ông hai thập kỷ trước đây: “Mục đích thực sự của tôi... là kêu gọi mọi người chú ý tới sự nổi lên của một hiện tượng bề mặt kém hiệu quả và không sáng rõ của nền kinh tế, để mọi người suy nghĩ về những vấn đề đặt ra cho sự phát triển kinh tế trong tương lai".
Được viết mười năm trước cơn khủng hoảng tài chính châu Á, những lời đó là một cảnh báo mang tính tiên tri, như là những lời của nhà kinh tế học Paul Krugman người Mỹ hồi đầu những năm 1990. Do hậu quả của cơn khủng hoảng, hình như có một thời gian các cấu trúc kinh tế và chính trị tạo ra “lớp áo” của nền kinh tế Đông Nam Á, sẽ được quét bỏ.
Có nhiều cuộc trò chuyện và thậm chí là hành động nào đó liên quan đến cải cách và bãi bỏ quy định. Ở Indonesia có những cuộc bầu cử dân chủ và ở Thái Lan (tuy thế cũng) có Hiến pháp mới. Nhưng sự mong đợi về một đường phân cách đã bị đặt không đúng chỗ.
Ngày nay, một phần lý do để thực hiện một cuộc hành trình khác vào những nền kinh tế do các bố già thống trị là tìm hiểu xem những nhóm tinh hoa kinh tế và chính trị của Đông Nam Á quản lý thế nào để bảo vệ những điền trang, thái ấp của họ.
Tuy vậy, không cần phải quá bi quan về tương lai. Ở châu Âu, Mỹ và Nhật Bản cuối quan thế kỷ XIX, đó là một thách thức phổ biến chậm chạp nhưng có phối hợp từ dưới lên trên, thúc đẩy đời sống chính trị và các doanh nghiệp lớn tiến lên phía trước. Liệu có thể hy vọng về một động lực như vậy sẽ được tạo ra ở Đông Nam Á?